Đĩa than tăng trưởng 49% năm 2014

Đĩa than tăng trưởng 49% năm 2014
Trước sự phát triển vũ bão của nhạc số, nhiều người cho rằng đĩa than không có cơ hội khởi sắc. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên thị trường âm nhạc 2014 đã cho thấy điều ngược lại. 

Đĩa than tăng trưởng 49% năm 2014

Robert Roczynski - đại diện một nhà cung cấp đĩa than - cho biết họ luôn cố gắng đưa đĩa than trở lại.

Theo  thống kê của Hiệp hội Thu âm Mỹ, doanh số của đĩa thanchỉ chiếm khoảng 2% trong thị trường âm nhạc nước này năm 2014. Song ở một góc nhìn khác, doanh số đĩa than đang tăng đến 49% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 8 triệu sản phẩm, trong đó lượng phần lớn khách hàng không phải những người có tuổi, mà tập trung vào nhóm người trẻ tuổi hiểu được chất lượng vượt trội của đĩa than. Quản lý của Quality Record Pressings – ông Gary Salstrom – cho biết hãng này đã phải đối mặt với tình trạng bất ngờ “cháy hàng” đĩa than trong đợt giảm giá Black Friday vừa qua, dù đã có kế hoạch đối phó với nhu cầu gia tăng bất thường. Trong khoảng 10 năm gần đây, nhu cầu của thị trường về đĩa than luôn tăng đều qua các năm.
Đĩa than tăng trưởng 49% năm 2014
Đĩa than tăng trưởng 49% năm 2014
Nhưng đó mới chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh. Đĩa than vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn nếu muốn tìm lại vinh quang. Vấn đề lớn nhất không phải nhu cầu từ thị trường, mà lại đến từ chính khâu sản xuất thứ hàng cổ điển này. Những máy móc để sản xuất ra đĩa than đã không còn được chế tạo trong nhiều thập kỷ nay, thậm chí tới 90% đĩa than thô trên toàn thế giới hiện nay đến từ một công ty mang tên Thai Plastic & Chemicals. Như vây, hơn 15 hãng thu âm vẫn xuất bản đĩa than đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do máy móc hỏng hóc bất cứ khi nào.
Thị trường âm nhạc Việt Nam 2 năm qua  chứng kiến sự tăng trưởng của đĩa than qua hàng loạt chương trình trong nước được ghi âm trên định dạng này, với những nghệ sỹ hàng đầu như Nguyễn Ánh 9, Lê Dung, Ý Lan… cùng giá bán cả triệu đồng/sản phẩm nhưng vẫn được người nghe nhạc lùng mua.
  Các đơn hàng đĩa than của hãng United Record Pressing đang bị chậm trễ hàng tháng, do năng suất không đáp ứng đủ nhu cầu của đối tác. Máy của United Record Pressing chỉ có thể đưa ra 125 đĩa trong mỗi giờ. Việc chạy máy liên tục 24/24 để đuổi theo các đơn hàng lại khiến khiến chi phí bảo trì, sửa chữa tăng lên. Bên cạnh đó, số người sử dụng thành thạothiết bị sản xuất đĩa than lại quá ít, đa phần là những người đã có tuổi. Nick Blandford, giám đốc quản lý của hãng thu âm Secretly Label Group, đang ráo riết chuẩn bị xuất bản đĩa than cho những ca sĩ độc quyền . Secretly Group đã phải chấp nhận chi ra từ 15–30 ngàn USD để mua các máy sản xuất đĩa than cũ, rồi tiếp tục bỏ tiền để "cải lão hoàn đồng". Nhưng chi phí này vẫn chưa thấm vào đâu nếu so với một dây chuyền sản xuất mới, ước chừng 250 ngàn USD. Không chỉ có vậy, việc sản xuất đĩa than đòi hỏi rất nhiều công đoạn phải xử lý trực tiếp bằng tay. Các máy ghi đĩa than phải được giám sát liên tục bởi các kỹ thuật viên lành nghề mà chưa thế thay thế bởi máy móc. Đây cũng chính là lý do khiến năng lực sản xuất đĩa than không theo kịp các định dạng lưu trữ nhạc khác, trong khi đó giá thành lại cao hơn rất nhiều.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận