Clip: 360 triệu năm trước đây cá “bò” lên mặt đất như nào?
- 0
-
0chia sẻ
-
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công chú robot mô phỏng Mudskipper (cá thòi lòi) được coi là sinh vật đặt chân lên mặt đất đầu tiên, tồn tại cách đây 360 triệu năm. Cùng khám phá ý nghĩa của chú robot này là gì nhé!
Giống như nhiều loài lưỡng cư khác, Mudskipper hay còn gọi là cá thòi lòi có thể tồn tại cả dưới nước và trên cạn. Với người bình thường hình dáng dị hợm của chúng gây hiếu kì với đôi mắt “ốc nhồi”, là da trơn như loài ếch, có 2 vây và đuôi của loài cá nhưng 2 vây trước lại tiến hóa thành 2 chi cứng cáp.
Nhờ 2 chi trước và chuyển động đuôi mà Mudskipper có khả năng di chuyển linh hoạt trên cạn thậm chí là… leo cây. Khả năng di chuyển độc đáo của loài sinh vật này đã thúc đẩy các nhà khoa học của Viện Công nghệ Georgia và trường Đại học Carneige Mellon tiến hành chế tạo ra robot mô phỏng.
Cách thức hoạt động của MuddyBot
Giống như phần lớn các robot có khả năng leo trèo, MuddyBot vẫn gặp khó khăn trong việc di chuyển ở môi trường thiếu vững bền, ví dụ vùng cát có độ dốc chẳng hạn. Nhưng với cá thòi lòi, khi đặt được 2 chi trước lên bờ, đuôi của chúng sẽ khẽ khàng quẫy để tạo ra sức bật và đưa toàn bộ cơ thể lên trên mặt đất.
Chú robot với tên gọi MuddyBot thực sự mang lại nhiều hữu ích trong nghiên cứu tương lai. Nhà nghiên cứu Bejamin McInroe gọi đây là “mẫu robot hình thái học hàm số đầu tiên”. “Với MuddyBot chúng ta có thể đơn giản hóa sự thay đổi của tổ hợp các tham biến, hiểu được cơ chế vật lý những gì đã diễn ra trong quá khứ và tương lai”.
Với các nhà sinh học thì không kỳ vọng sẽ tạo ra một robot có khả năng leo trèo tốt mà hơn thế, con người có thể hiểu rõ hơn quy luật tiến hóa, bằng cách nào loài động vật có xương sống di chuyển từ dưới nước lên bờ? “Hiểu được cách làm việc của chọn lọc tự nhiên thay đổi cấu trúc cơ thể ngay trong chính các loài sinh vật để có thể di chuyển ở những môi trường khác nhau”, Dan Goldman, giáo sư của Viện Công nghệ Georgia phát biểu.
Nguồn: Gizmag
Bình luận