Chuyện lạ: sử dụng âm trầm để dập lửa

Chuyện lạ: sử dụng âm trầm để dập lửa

Mới đây, một nhóm nghiên cứu trẻ đã chế tạo thành công bình chữa cháy cầm tay không sử dụng bọt, bột hay nước mà là sóng âm thanh tần số thấp.

Chuyện lạ: sử dụng âm trầm để dập lửa

Trên thực tế, nhóm DARPA đã chứng minh thành công việc có thể dùng một bình tạo âm thanh để dập lửa từ năm 2012. Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết rằng lửa cần oxi trong không khí để duy trì sự cháy, nhưng sóng âm có thể đẩy ô xi ra khỏi khu vực lửa đang cháy. Âm trầm nằm trong mức tần số Goldilocks zone, ở khoảng 30-60Hz, có thể cô lập oxi khỏi ngọn lửa, ngăn chặn đám cháy với thiệt hại nhỏ nhất có thể.

Tuy nhiên, DARPA không dừng lại ở đó. Nếu muốn đưa công nghệ này vào thực tế thì họ cần phát triển được một bình âm chữa cháy cầm tay. Nguyên mẫu của thiết bị này vừa được nhóm công bố, bao gồm một máy phát tần số đi kèm ampli và ống hướng âm tới mục tiêu cụ thể.

Hiện tại, bình âm chữa cháy cầm tay đã có thể dập tắt nhanh chóng ngọn lửa từ cồn ở mức độ nhỏ, và chứng minh được kỹ thuật này là khả thi. Trong tương lai, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể sử dụng công nghệ này thay thế cho phương pháp sử dụng nước hiện nay, và phổ biến rộng rãi không chỉ với các hộ gia đình mà cả các sở cứu hỏa.

Có lẽ, subwoofer trong phòng nghe trong tương lai không còn chỉ dùng để nghe nhạc, mà cũng có thể chữa cháy nếu biết sử dụng đúng cách. Thêm một công dụng nữa cho dành máy nghe nhạc!

Video giới thiệu bình âm chữa cháy cầm tay đang trong quá trình thử nghiệm:

https://www.youtube.com/embed/uPVQMZ4ikvM

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận