CEO Blackberry chỉ trích Apple vì bảo vệ tội phạm để giữ danh tiếng

CEO Blackberry chỉ trích Apple vì bảo vệ tội phạm để giữ danh tiếng

Blackberry - thương hiệu bảo mật nổi tiếng nhất nhì thế giới mới đây đã công khai lên án Apple sau khi hãng này từ chối hợp tác với chính phủ để truy cập vào một thiết bị iOS 7 của tội phạm. Tuy nhiên, nhiều người đã tỏ ra khó hiểu khi mà chính Blackberry trước đây cũng đã từng có hành động tương tự khi được yêu cầu.

CEO Blackberry chỉ trích Apple vì bảo vệ tội phạm để giữ danh tiếng

CEO của Blackberry, ông John Chen cho rằng việc Apple không cho phép truy cập vào thiết bị iPhone của tên tội phạm chỉ để giữ danh tiếng cho hãng là điều thật vô lý và sai lầm.

"Đây là một khoảng thời gian cực kì tối tăm, khi mà các công ty lại đặt danh tiếng của họ lên trên những điều tốt đẹp hơn. Chúng tôi, tại Blackberry, hiểu rất rõ tầm quan trọng của các cam kết bảo mật với sự thành công của sản phẩm và giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, các cam kết này sẽ không được áp dụng với tội phạm." - Trích một phần nội dung CEO John Chen viết trên trang Blog của ông.

Ông Chen sau đó dẫn lại nội dung của câu chuyện Apple từ chối giúp đỡ chính phủ để truy cập vào một thiết bị chạy iOS 7 của một kẻ tình nghi phạm tội. Lập luận của Apple lúc đó là "việc bắt hãng phải truy xuất dữ liệu tại tòa án mà không có quyền hạn rõ ràng có thể ảnh hưởng tới niềm tin giữa Apple và khách hàng, đồng thời làm mất đi giá trị của thương hiệu. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế lâu dài mà không thể nào bù đắp lại được."

CEO Blackberry chỉ trích Apple vì bảo vệ tội phạm để giữ danh tiếng

Apple cũng có lý do của họ để bảo vệ thông tin người dùng một cách tốt nhất có thể.

Kể từ iOS 8 trở đi, Apple đã không còn tạo các "backdoor" như iOS 7 nữa. Hành động này được người dùng hưởng ứng sau vụ việc rò rỉ thông tin của Edward Snowden nhưng lại không hề làm vừa lòng Bộ Tư Pháp Mỹ.

Về phần Blackberry, ông John Chen đã khẳng định rằng, nếu hãng có gặp phải tình trạng tương tự thì chắc chắn rằng ông sẽ cho phép Chính Phủ truy cập vào thiết bị nhưng vẫn đảm bảo được thông tin cá nhân của tất cả những người dùng khác: "Cũng như công dân phải góp phần ngăn chặn tội phạm, các công ty cũng phải làm đúng trách nhiệm của mình trong khuôn khổ đạo đức và pháp lý để tạo điều kiện cho các cơ quan pháp luật bảo vệ chúng ta tốt hơn."

Cuối cùng, John Chen cũng chia sẻ, ông sẽ không bao giờ cho phép tạo các backdoor cho Chính Phủ để theo dõi người dùng, Bằng chứng là mới đây, Blackberry đã rút khỏi Pakistan ngay sau khi Chính Phủ nước này yêu cầu được phép kiểm soát toàn bộ các thông tin được truyền tải qua mạng lưới BES của hãng. Ông cũng cho biết thêm, các lệnh cấm mã hóa sẽ không bao giờ có hiệu quả, bởi kẻ xấu vẫn hoàn toàn có thể tạo các ứng dụng mã hóa của riêng chúng để liên lạc với nhau. Chen nhấn mạnh, các công ty phải có "trách nhiệm kép, vừa phải bảo vệ thông tin khách hàng một cách tích cực mà vừa phải hợp tác với chính phủ nếu yêu cầu đưa ra là hợp pháp."

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận