“Nghe nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn” – Đúng hay sai?

“Nghe nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn” – Đúng hay sai?

“Không hề có bằng chứng xác thực cho việc nghe nhạc Mozart hay bất cứ loại hình âm nhạc nào mà có thể tác động tới trí thông minh hay khả năng nhận thức về những thứ không nằm trong phạm trù này”, trích lời Samuel Mehr, một nghiên cứu sinh tại Harvard về nhận định trên nói riêng, và sự ảnh hưởng của âm nhạc tới con người nói chung.

Lời đồn bắt nguồn từ đâu?

“Nghe nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn” – Đúng hay sai?
Ba nhà khoa học của Đại học California-Irvine là Gordon Shaw, Frances Rauscher, và Katherine Ky vào đầu những năm 1990 đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với 36 sinh viên chia thành 3 nhóm nhỏ. Một nhóm được nghe nhạc Mozart, cụ thể là bản Sonata for Two Pianos in D major, K448, một nhóm thì đọc các văn bản "tự thôi miên", và nhóm còn lại thì ngồi yên, không làm gì cả.

Sau đó, cả ba nhóm phải thực hiện một bài kiểm tra IQ ngắn về không gian, như kiểu "Hãy tưởng tượng một mẩu giấy được gấp vào nhiều lần, sau đó dùng kéo cắt nó ra. Bạn có thể lựa chọn đúng các mảnh ghép để xếp nó lại như cũ không?". Kết quả là nhóm sinh viên nghe nhạc Mozart có IQ cao hơn khoảng  8 - 9 điểm so với 2 nhóm còn lại, nhưng "hiệu ứng" này chỉ kéo dài trong khoảng 15 phút ngay sau khi nghe nhạc mà thôi.

Sự nhầm lẫn bắt đầu bùng nổ

Sau khi kết quả được đưa tới công chúng, các bậc cha mẹ có con nhỏ không rõ tại sao đã khiến cho phong trào này bùng nổ, trong khi cả ba vị tác giả đều không hề nhắc tới trẻ sơ sinh hay bất kì "hiệu ứng Mozart" nào. Thậm chí, đến Thống Đốc Bang Georgia còn hiểu nhầm và tỏ ý muốn tặng mỗi đứa trẻ mới sinh một đĩa CD nhạc Mozart dưới sự trợ giúp của Sony. Ca sĩ nhạc Reggae người Anh Don Campbell sau đó còn bán ra đủ cách loại sách, album và nhiều món đồ khác liên quan tới "Hiệu ứng Mozart", trong khi nó còn chẳng hề có thật.

Giải thích về hiện tượng "thông minh tạm thời"

“Nghe nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn” – Đúng hay sai?
Các nhà khoa học sau đó đưa ra 3 giả thuyết để giải thích cho hiện tượng này: Một là do âm nhạc kích thích một số phản ứng trong vỏ não giống như khi ta lý luận các vấn đề về không gian; hai là hiệu ứng "dịch chuyển", giúp một vùng của não tạm thời "mượn" kĩ năng của một vùng khác; và cuối cùng là hiệu ứng kích thích, nâng cao khả năng nhận thức của não bộ.

"Hiệu ứng Mozart" hay "Hiệu ứng âm nhạc"?

Nhiều nghiên cứu và khảo sát được thực hiện sau đó đều chỉ ra rằng không chỉ có nhạc của Mozart mới khiến người ta thông minh hơn. Đặc biệt, một thử nghiệm với 800 trẻ nhỏ tại Anh đã chỉ ra rằng chỉ cần nghe những bản nhạc Pop thôi cũng có hiệu quả hơn trong việc nâng cao khả năng dự đoán hình dáng vật thể là nghe nhạc Mozart.

Vậy tại sao chúng ta vẫn tranh luận? Samuel Mehr cho rằng "Con người luôn muốn tin vào những câu trả lời đơn giản, một phần là bởi đã có nhiều những lý thuyết khoa học họ từng tin tưởng mà sau đó lại biến thành những thứ nhảm nhí."

Tác hại - Có hay không?

“Nghe nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn” – Đúng hay sai?
Sự thật thì nghe nhạc Mozart chỉ không có hiệu quả như người ta nghĩ chứ nó cũng chẳng hề có tác động xấu nào tới sự phát triển của những đứa trẻ. Thậm chí, đây còn là cách mà nhiều người lựa chọn để thư giãn đầu óc, và đối với con trẻ thì nó cũng có tác dụng tương tự.

Nếu bạn vẫn muốn giúp lũ trẻ trở nên thông minh hơn thì có thể thử đọc sách cho chúng nghe. Nhiều nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng đây là một cách hiệu quả để cải thiện trí thông minh của trẻ nhỏ từ khi còn chưa đi học. Chúng sẽ dần tích lũy được nhiều thứ và là nền tảng vững chắc cho việc học tập sau này.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận