6 công nghệ chế tác loa hàng đầu của YG Acoustics

6 công nghệ chế tác loa hàng đầu của YG Acoustics
YG Acoustics là một trong những nhà sản xuất tiên phong dám từ bỏ những thiết kế truyền thống để theo đuổi công nghệ mới, với quyết tâm chế tạo ra những cặp loa tốt nhất, trung thực nhất. Dựa trên những đột phá về công nghệ, có vẻ như YG Acoustics đang ngày một tiệm cận tới mục tiêu của họ.   Vỏ thùng đúc từ nhôm chế tác vỏ máy bay

6 công nghệ chế tác loa hàng đầu của YG Acoustics

 Toàn bộ vỏ thùng của YG Acoustics được gia công bằng máy CNC có độ chính xác cao từ nhôm nguyên khối dùng để làm vỏ máy bay. Các chi tiết được ghép lại với nhau bởi máy ép sử dụng công nghệ mới. Đến nay vẫn tồn tại nhiều tranh luận trong nền công nghiệp audio liên quan đến vật liệu làm vỏ thùng. Đặc biệt theo lối cách tiếp cận “chống rung tuyệt đối”, “chống xóc đặc biệt”, hoặc theo kiểu ít liên quan đến công nghệ hơn như “cho nhiều nhạc tính”. Tuy nhiên, các dòng loa theo trường phái sử dụng vỏ thùng kim loại như YG Acoustics đã khẳng định được công nghệ chống rung vượt trội so với các cách tiếp cận thông thường. Kết quả mang lại là nền âm tĩnh, sạch gần như tuyệt đối. Công nghệ loa BilletCore

6 công nghệ chế tác loa hàng đầu của YG Acoustics

Củ loa được chế tạo theo công nghệ BilletCore của YG Acoustics sử dụng nhiều lớp màng nhôm - vỏ máy bay - ghép lại. Chi tiết này sau đó tiếp tục được gia công cơ khí chính xác đến mức, trên 99% khối được mài mòn thành vụn nhôm để tái chế. Phần còn lại với kết cấu đáp ứng quy chuẩn thiết kế sẽ được giữ lại. Chi tiết này không được tiếp tục gia công theo lối thông thường theo kiểu dán, dệt, duỗi hay uốn…, vốn không cho âm thanh đủ tốt theo tiêu chuẩn của YG. Thay vào đó, màng loa BilletCore được giữ nguyên trạng thái và kích thước của vật liệu. Để làm được như vậy, đòi hỏi rất kỳ công. Theo công nghệ BilletCore, phải tốn vài giờ đồng hồ để chế tạo từ một khối nhôm vật liệu thành nón loa woofer. Mỗi màng loa như vậy có độ dày chỉ 0,2 mm và nặng không quá 30 gram. Trong khi đó, khối nhôm gốc có độ dày tới 64 mm và nặng 7 kg! Hệ thống loa có độ méo thấp

6 công nghệ chế tác loa hàng đầu của YG Acoustics

Hệ thống nam châm thế hệ mới ForgeCore của YG Acoustics được cho là độc nhất vô nhị trong việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của củ loa và vỏ thùng. Nhờ đó giảm thiểu được độ méo của loa tweeter. Sở dĩ ForgeCore làm được như vậy là nhờ công đoạn mô hình hóa trên trên máy tính, ứng dụng công nghệ dựng 3D chi tiết cho hệ thống nam châm, sử dụng máy CNC để chế tác các chi tiết nhỏ. Quá trình được thực hiện cực kỳ chính xác và kết quả có thể kiểm chứng dễ dàng khi  dải cao thoát và êm hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong những phiên nghe kéo dài, âm thanh của loa tweeter theo công nghệ ForgeCore không làm cho người nghe bị mệt. Triệt tiêu cộng hưởng mà không suy hao tín hiệu Chất lượng của một đôi loa còn được đánh giá bởi độ suy hao tín hiệu, độ nhiễu động tín hiệu của nó trong quá trình hoạt động. Những đôi loa có độ thất thoát tín hiệu cao được xác định do vỏ thùng thường cho nhiều tiếng thùng, và âm thanh ì ạch. Ngược lại, loa có độ thất thoát thấp có độ phản hồi tín hiệu cực nhanh, không bị tiếng thùng, dải trầm chắc và mạnh. Để đánh giá độ suy hao, người ta tiến hành thực nghiệm với driver trước và sau khi lắp chúng vào thùng loa. Sau khi đồ thị hóa quá trình này, độ chênh lệch giữa đỉnh của hai đồ thị mô tả trở kháng đối với củ loa vận động tự do và củ loa trong thùng càng thấp thì độ thất thoát tín hiệu do vỏ thùng càng nhiều, và ngược lại, sự chênh lệch càng cao thì độ thất thoát càng giảm. Với thiết kế truyền thống thì độ chênh lệch trung bình là -30%, với một số thiết kế hiện đại thì độ chênh lệch này tăng lên -7%, còn theo công nghệ FocusedElimination của YG Acoustics, độ chênh lệch là +28%. FocusedElimination triệt tiêu sóng đứng thông qua công nghệ chống cộng hưởng nhờ vào ứng dụng định vị nguồn gây nhiễu động trong thùng loa. Kết quả cho thấy thùng loa ứng dụng công nghệ FocusedElimination giảm nhiễu động tín hiệu đáng kể so với những thùng loa được trang bị những vật liệu triệt rung truyền thống. Bộ phân tần DualCoherent

6 công nghệ chế tác loa hàng đầu của YG Acoustics

Một trong những mục tiêu của việc thiết kế loa là tái tạo nên âm nhạc có sắc độ chân thực. Để đạt được điều này phải tái tạo được một đáp tuyến tần số phẳng, càng phẳng thì âm thanh của loa càng gần với âm sắc tự nhiên của nhạc cụ và giọng ca. Một tiêu chí then chốt khác là việc duy trì được những bồi âm cực ngắn và âm thanh đặc trưng của từng không gian ghi âm. Có vậy mới cho người nghe hình dung được về không gian nơi bản ghi được thực hiện. Chỉ có thể tái hiện được chính xác những đặc điểm này nhờ vào việc duy trì mối quan hệ về pha chính xác giữa các củ loa. Tất cả các củ loa đều phải hoạt động một cách đồng nhất, càng đồng pha thì âm nhạc càng có độ hứng khởi. YG Acoustics đã sử dụng phần mềm để chế tạo nên bộ phân tần DualCoherent có khả năng duy trì đồng thời một đáp tuyến tần số phẳng lẫn độ đồng pha gần như tuyệt đối giữa các củ loa. Đây là một trong những phát minh quan trọng của YG Acoustics bởi thông thường, các nhà sản xuất khác phải lựa chọn một trong hai tiêu chí trên để phát triển bộ phân tần của mình. Cuộn cảm ToroAir Trong quá trình thiết kế loa, các nhà sản xuất thường gặp phải thách thức lớn trong việc tạo ra dải cao chi tiết và rộng mở nhưng không bị gắt, sáng, hoặc cứng tiếng. Trên thực tế, bộ phân tần của loa phải chịu ảnh hưởng từ nhiễu xuyên âm, gây nên khi các cuộn cảm dành cho loa tweeter chịu tác động của dòng năng lượng điện từ của mạch lọc cho tần số thấp. Hậu quả là loa tweeter bị mất độ chi tiết trong quá trình tái tạo âm cao tần, hao hụt một phần lớn dải động của loa. Mặt khác, một trong những vấn đề của bộ khuếch đại (ampli) là tập trung nhiều vào tái tạo âm trầm và dải trung âm thay vì dải treble. Cuộn cảm ToroAir của YG Acoustics được chế tạo để hạn chế tối đa nhiễu xuyên âm phát sinh giữa các linh kiện trên bộ phân tần. Bộ phân tần sử dụng linh kiện này đã cho phép bảo toàn năng lượng của dải cao, đồng thời không gây nên hiện tượng gắt, hoặc sáng tiếng.

Cùng chủ đề

Bình luận