Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Năm 2017 vừa qua được xem như một năm thành công của loa thông minh. Hàng loạt sản phẩm mới liên tục được các nhà sản xuất tung ra thị trường. Dù vậy, cụ thể thì thế nào mới là “loa thông minh”? Và chúng có thể làm được những gì?

Khi Amazon hé lộ loa Echo có chức năng điều khiển bằng giọng nói qua trợ lý ảo Alexa hồi 2016, chúng ta đều nhận ra công nghệ đã có một bước mới trong việc hiện thực hóa ý tưởng điều khiển các thiết bị bằng giọng nói – điều chỉ có ở phim khoa học - viễn tưởng.

Đến năm 2017, loa thông minh đã trở thành “hot trend” của giới công nghệ. Google ra mắt một loa thông minh với trợ lý ảo của riêng mình, hàng loạt sản phẩm mới được giới thiệu ở IFA 2017, Amazon trình làng phiên bản kế tiếp của loa Echo, và Sonos thì có mẫu loa thông minh Sonos One nhận được nhiều khen ngợi từ phía người dùng.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Bên cạnh đó, nhiều mẫu loa thông minh với các công nghệ mới, độc đáo hơn cũng sẽ xuất hiện trong năm 2018. Trong đó, được chú ý nhất có thể là mẫu loa thông minh do Apple phát triển, điều khiển bằng trợ lý ảo Siri – Homepod (dự kiến ra mắt vào đầu năm 2018).

Khái niệm về “Loa thông minh”

Về mặt kỹ thuật, bất kỳ mẫu loa nào có nhiều chức năng hơn việc phát ra âm thanh thì có thể được xem như là “thông minh”. Điều này cũng có nghĩa các mẫu loa không dây, sử dụng kết nối Bluetooth, NFC, đàm thoại được và có thể điều khiển bằng ứng dụng cũng khiến chúng trở thành loa thông minh.

Nhưng đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và người dùng cũng trở nên khó tính hơn, “loa thông minh” dần được định nghĩa thành các mẫu loa có tính năng điều khiển bằng giọng nói. Nói chung, nếu loa không dây của bạn có thể thực thi được các lệnh bằng giọng nói thì nó cũng được tính là loa thông minh.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Loa thông minh thường là các mẫu loa không dây độc lập, có trí tuệ nhân tạo (AI) do Amazon, Apple, Google, Microsoft hay Samsung phát triển và tích hợp bên trong chúng. AI tương tác với người dùng dưới dạng trợ lý cá nhân ảo có thể điều khiển bằng giọng nói, điển hình như Alexa (Amazon), Google Assisstant (Google). Sắp tới, chúng ta sẽ được tiếp xúc với Siri (Apple), Bixby (Samsung). Đồng thời, có nhiều tin đồn về việc Harman Kardon đang thiết kế một dòng loa thông minh sử dụng trợ lý ảo Cortana (Microsoft).

Loa thông minh có thể làm được gì?

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Có khá nhiều việc mà bạn có thể làm với loa thông minh, bao gồm: ra lệnh phát mội bài hát hoặc danh sách nhạc yêu thích, đặt hẹn giờ trong khi làm bếp, điều khiển hệ thống audio/video, thậm chí là những việc liên quan đến đời sống thường ngày như tắt đèn trong phòng, bật lò sưởi, hỏi thông tin thời tiết, đặt xe Uber, tạo danh sách việc cần làm hay đơn giản chỉ là kể một câu chuyện cười.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Với những tính năng như thế, liệu bạn có cảm giác như mình đang sở hữu quản gia JARVIS – trí tuệ ảo “đa năng” trong loạt phim Iron Man?

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Để loa thông minh nhận biết và thực hiện lệnh, những gì bạn cần làm là đọc to những “cụm từ ma thuật” như: “OK Google”, “Alexa” hoặc “Hey Siri”. Những việc mà bạn có thể làm được phần lớn phụ thuộc vào loại AI trong loa. Chúng hoạt động theo các cách khác nhau và tương tác với những ứng dụng, dịch vụ riêng, nhưng mục đích chung vẫn là mở rộng căn nhà thông minh của bạn.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Alexa và Google Assisstant đều cùng tương thích được với những thương hiệu dịch vụ lớn như: Spotify Connect, TuneIn Radio, Philips Hue, Nest, Samsung SmartThings, IFTTT(If This Then That), Kayak và cả Domino’s Pizza. Alaxa có lợi thế hơn khi sở hữu nhiều “kỹ năng” và tương thích được với nhiều loại ứng dụng bên thứ ba (third-party apps) như National Rail Enquiries, Just Eat, Uber, Lyft, Hive, Expedia, Fitbit… Nó thậm chí còn có thể hoạt động được với Google Calendar.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Đối với Google Assisstant thì lại là một câu chuyện khác. Hiện tại, nó vẫn chưa hỗ trợ được tất cả các dịch vụ của Google (như Mail, Calendar hoặc Docs) nhưng bù lại AI này sở hữu công cụ tìm kiếm mạnh mẽ nhất thế giới – Google Search. Do đó, Google Assisstant có thể cho bạn các câu trả lời tốt hơn cùng nhiều thông tin hữu dụng. Ngoài ra, AI của Google còn tương thích được với Google Play Music, iHeart Radio, The Food Network. Hơn nữa, khi kết nối với Chromecast và những sản phẩm liên quan, bạn có thể ra lệnh cho Google Assisstant lựa chọn video trên YouTube hoặc Netflix.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Trong khi đó, Apple lại sở hữu một hệ sinh thái riêng biệt, nơi Siri có thể hoạt động tốt nhất (và chỉ) với các ứng dụng của iOS: Apple Music, HomeKit, iMessage, Podcast, Reminders, Maps – những thứ cơ bản mà Siri có thể điều khiển trên iPhone hiện tại. Trong tương lai, nếu Siri vẫn chưa thể tương thích được với các ứng dụng khác không thuộc Apple, nhiều khả năng nó sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua với những đối thủ khác.

Dĩ nhiên, ngoài những tính năng nêu trên, loa thông minh vẫn có thể hoạt động như là một loa không dây cơ bản. Bạn có thể stream nhạc đến chúng thông qua kết nối Bluetooth, AirPlay hoặc Wifi, và nhiều mẫu loa còn hỗ trợ cả tính năng stream nhạc đa phòng (multi-room streaming).

Loa thông minh có nhược điểm gì?

Những mẫu loa thông minh đầu tiên như Echo (Amazon) hay Google Home đều ưu tiên cho khía cạnh “thông minh” hơn là hiệu năng âm thanh. Vì vậy, đa số người dùng đều không đánh giá cao phần âm thanh của chúng và chỉ dùng như một thiết bị “chữa cháy” nếu nhà bạn không có gì để phát nhạc.

Tuy nhiên, đó đã là chuyện của quá khứ. Ngoại trừ những mẫu loa thông minh có phần âm thanh không quá xuất sắc như giới thiệu của nhà sản xuất (ví dụ: Sony LF-S50G), những sản phẩm như Sonos One và Ultimate Ears Megablast đã cho người dùng thấy được rằng loa thông minh cũng có thể phát ra âm thanh chất lượng cao.

Tương tự, nếu như bạn không bận tâm về việc điều khiển nhạc bằng giọng nói và chỉ cần một loa không dây cho chất lượng âm thanh tốt, bạn có thể tìm kiếm mẫu loa mình thích trong cách danh sách bình chọn ở những tạp chí công nghệ. Có nhiều loại loa không dây ở các mức giá khác nhau, mẫu mã đa dạng để bạn thoải mái lựa chọn.

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Một điều thú vị nữa là một số mẫu loa không dây đang có mặt trên thị trường như Libratone Zipp, UE Boom 2... có thể sử dụng được trợ lý ảo Alexa thông qua cập nhật phần mềm. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải tìm đến những mẫu loa thông minh chuyên dụng khi chỉ muốn trải nghiệm “cho biết” tính năng điều khiển bằng giọng nói.

Ngược lại, nếu bạn chú trọng vào phần điều khiển giọng nói thì có thể tham khảo những mẫu loa cỡ nhỏ như Amazon Echo Dot hoặc Google Home Mini. Điểm thú vị là chúng có thể kết nối vào hệ thống âm thanh bạn đang có, cung cấp đủ các tính năng thông minh như phiên bản đầy đủ và bạn cũng không phải phụ thuộc vào chất lượng âm thanh của chúng.

Một số mẫu loa thông minh nổi bật

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Sonos One (Alexa)

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Amazon Echo 2 (Alexa)

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

JBL Link 10, 20, 300 (Google Assisstant)

Loa thông minh: Xu hướng phát triển đầy tiềm năng từ loa di động

Apple HomePod (Siri - sắp ra mắt)

Nguồn: WhatHifi

Anh Châu

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận