Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Bên cạnh việc trang bị những công nghệ độc quyền do Transrotor phát triển, mâm đĩa than Apollon TMD còn sở hữu một thiết kế mang tính phức tạp cao, đậm chất cơ khí nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra âm thanh quyến rũ để tín đồ vinyl thưởng thức

Kể từ khi thành lập vào năm 1973 đến nay, Transrotor đã được đông đảo audiophile yêu thích vinyl biết đến như một trong những thương hiệu bậc nhất trên thị trường mâm đĩa than, sở hữu nhiều sản phẩm mang tính phức tạp cao về thiết kế cũng như công nghệ. 

Thông thường, mọi người luôn chú ý đến những chiếc mâm đĩa than Transrotor nổi bật trên thị trường như Zet 1, Zet 3 hay Orion Reference TMD… Chúng được xem như những sản phẩm “có thể tiếp cận” đối với phần lớn audiophile, một phần là vì độ phức tạp và giá cả vẫn ở một mức chấp nhận được. 

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Tuy nhiên, Transrotor luôn tiếp tục thử thách khả năng của chính mình với việc phát triển một mẫu mâm có hiệu quả trình diễn ở mức cao nhất, đáp ứng nhu cầu của những người chơi audio khó tính, đặt chất lượng âm thanh lên hàng đầu và giá cả không thành vấn đề. Kết quả chính là sự ra đời của mẫu mâm đĩa than Apollon TMD. 

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Ở Apollon TMD, người chơi audio sẽ được tiếp cận một thiết kế thân mâm đồ sộ làm từ cấu trúc sandwich, kết hợp giữa 2 lớp nhôm và một lớp acrylic. Cấu trúc này giúp cho mâm trở nên vững chắc, kết hợp với hệ thống chân trụ lớn giúp đạt hiệu quả cao trong việc chống rung và cộng hưởng, đồng thời duy trì tính ổn định cho toàn bộ hệ thống trong quá trình hoạt động. 

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Hơn nữa, lớp mạ chrome bóng loáng bên ngoài sẽ giúp cho mâm trở nên cực kỳ sang trọng và nổi bật khi xuất hiện trong dàn máy của người dùng. 

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Điểm nhấn trên Apollon TMD chính là cấu trúc bệ đỡ tay cần tinh vi, được nhà sản xuất tính toán một cách chính xác và độ hoàn thiện ở mức rất cao. Apollon TMD cho phép người dùng gắn đến 3 tay cần trên mâm với độ dài 9 - 12inch để sử dụng. Thiết kế này giúp người dùng dễ dàng so sánh chất âm giữa các loại tay cần và cartridge, cũng như thay đổi chất âm một cách linh hoạt và phù hợp với mọi bản thu cũng như loại đĩa vinyl có trong bộ sưu tập. 

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Apollon TMD không hề kém cạnh với những thành viên khác trong gia đình mâm than Transrotor khi sở hữu thớt xoay nhôm với độ dày lên tới 80mm. Dĩ nhiên, để có thể vận hành chiếc thớt xoay này một cách trơn tru và ổn định thì Transrotor đã ứng dụng công nghệ độc quyền TMD (Transrotor Magnetic Drive). 

Được biết, TMD là một trong những công nghệ nổi bật và đưa Transrotor đến với thành công như hiện nay. Thông qua công nghệ này, thớt xoay sẽ trở nên độc lập hoàn toàn với ổ đỡ, động cơ và bộ truyền động nhờ các khớp nối từ tính, thay vì sử dụng khớp cơ học thông thường. 

Một trong những ưu điểm lớn nhất mà công nghệ TMD mang lại chính là khả năng duy trì tốc độ xoay ổn định và chính xác cực cao trong quá trình vận hành. Mức sai số xảy ra trong công nghệ này là rất thấp, chỉ trong khoảng +/- 0,03%.

 Transrotor Apollon TMD: Kiệt tác cơ khí đến từ Đức

Bằng việc sử dụng khớp nối từ tính thay cho khớp cơ học, những rung chấn và cộng hưởng tiêu cực có khả năng tác động tới thớt xoay khi vận hành sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Điều này góp phần đáng kể trong việc duy trì chất lượng âm thanh của Apollon TMD luôn ở mức cao nhất có thể. 

Bên cạnh đó, bộ nguồn rời của Apollon TMD cũng được nhà sản xuất chăm chút một cách cẩn thận từ thiết kế sử dụng khung kim loại cứng cáp, chắc chắn cho đến hệ thống vi mạch cực kỳ tinh vi, cho phép người dùng tuỳ chỉnh tốc độ xoay và các thông số quan trọng khác. 

Nhà phân phối: Aptronics

Đại lý TP.HCM: Hifi Store

Đại lý Hà Nội: Hifi Life



 

Anh Châu

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận