Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Vào năm 1973, Transrotor được thành lập bởi một audiophile với kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về thế giới âm thanh analogue. Giờ đây, Transrotor đã trở thành một trong những thương hiệu nổi bật và có vị trí vững chắc trên thị trường mâm đĩa than hi-end, sở hữu nhiều sản phẩm mang thiết kế độc đáo, có chất lượng tương xứng với giá thành.

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Ngày nay, Transrotor thường được người chơi audio biết đến như một thương hiệu mâm đĩa than hi-end với nhiều sản phẩm có thiết kế phá cách và ấn tượng, có khả năng khai thác hiệu quả những chiếc đĩa vinyl để mang tới những màn trình diễn đầy tự nhiên, chân thực nhất có thể. 

Lịch sử phát triển

Trước khi giành được thành công và trở thành thương hiệu có bề dày truyền thống lên tới nửa thế kỷ, sở hữu nhiều sản phẩm ở đẳng cấp tham chiếu trong mảng âm thanh analogue, Transrotor từng là một công ty nhỏ được thành lập vào năm 1973 tại Đức bởi một người có tình yêu lớn với âm nhạc - ông Jochen Räke. Khi đó, Jochen Räke đang là nhà phân phối tại khu vực Tây Đức của các hãng mâm đĩa than hàng đầu, đồng thời là một người dày dặn kinh nghiệm cũng như nắm giữ nhiều kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực âm thanh analogue. 

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Với khả năng của bản thân, Jochen Räke đã thành công tạo ra chiếc mâm Transrotor AC vào năm 1975 và đây cũng là sản phẩm giúp Transrotor được công chúng biết đến. Thậm chí, độ nổi tiếng của Transrotor AC còn lớn đến mức trở thành một huyền thoại, được đặt trưng bày tại bảo tàng Museum of Modern Arts ở New York (Mỹ). 

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Đến năm 1986, Transrotor đã có bước tiến lớn trong quá trình phát triển khi thành công ra mắt chiếc mâm đĩa than dùng hệ thống thuỷ lực Transrotor Quintessence. Sản phẩm được bình chọn là mâm đĩa tham chiếu trong 5 năm liền bởi tạp chí German AUDIO. Bên cạnh đó, chiếc mâm Transrotor Classic với hệ thống ổ trục đặc biệt cũng xuất hiện vào 1 năm sau đó như một giải pháp dành cho người chơi mâm đĩa than với ngân sách eo hẹp. 

Công nghệ nổi bật

Transrotor Magnetic Drive

Sau một thời gian dài tích luỹ kiến thức và không ngừng thử nghiệm, Transrotor đã phát triển thành công công nghệ TMD (Transrotor Magnetic Drive). Đây là nghệ giúp thớt đĩa độc lập hoàn toàn với ổ đỡ, động cơ và bộ truyền động nhờ sử dụng khớp nối từ tính thay cho khớp cơ học thông thường.

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Như Transrotor giới thiệu, ưu điểm lớn nhất của công nghệ TMD chính là giúp mâm đĩa than luôn duy trì độ chính xác cao ở tốc độ xoay khi vận hành (sai số dưới +/- 0,03%). Bên cạnh đó, toàn bộ rung chấn và cộng hưởng gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng âm thanh của mâm sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. 

Free Magnetic Drive

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Sau khi giới thiệu công nghệ TMD, Transrotor còn giới thiệu một công nghệ khác trên mâm đĩa than của hãng là FMD (hay Free Magnetic Drive). Đây có thể được xem như một phiên bản cao cấp hơn của công nghệ TMD, tận dụng lợi thế của khớp nối từ tính để tối ưu tốc độ xoay của mâm than và đem lại âm thanh chuẩn xác, không mang màu âm riêng của mâm và gần giống với bản thu gốc nhất có thể. 

Sản phẩm nổi bật

Transrotor Zet 1

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Zet 1 là một trong những mẫu mâm đĩa than nổi bật nhất hiện nay của Transrotor. Mâm sở hữu cấu trúc thoạt nhìn phức tạp nhưng vẫn rất hiện đại và lịch lãm, hơn nữa là mức giá tương đối dễ chịu và được xem như sản phẩm lý tưởng để người chơi audio tiếp cận thế giới âm thanh analogue của Transrotor. 

Điểm nổi bật trên Transrotor Zet 1 chính là phần thớt xoay dày được làm từ nhôm và nặng tới 10kg. Xung quanh thớt là hệ thống chân trụ nhôm được lắp vào khối chassic acrylic đen dày 25mm, có nhiệm vụ nâng đỡ cho khối trục chính nặng 4kg cùng với thớt xoay. Như Transrotor giới thiệu, phần thớt xoay của Zet 1 được “treo” bằng các công nghệ TMD và FMD để đảm bảo tốc độ vận hành chính xác cao và không bị ảnh hưởng bởi rung nhiễu. 

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Ở phiên bản tiêu chuẩn, Transrotor Zet 1 sẽ được kèm sẵn bộ motor Konstant Studio cao cấp và bộ cấp nguồn rời. Tuỳ theo mục đích sử dụng và khả năng đầu tư, người dùng có thể lựa chọn giữa việc lấy thêm tay cần Rega và cartridge hoặc nâng cấp lên cấu trúc 2 tay cần độc lập do nhà phân phối cung cấp. 

Chi tiết về Transrotor Zet 1 xem tại đây.

Transrotor Zet 3 TMD

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Zet 3 TMD là phiên bản cao cấp hơn của Zet 1 và là sản phẩm được nhiều audiophile đánh giá cao như khả năng tái tạo không gian cực tĩnh, âm thanh có độ động cao, trung âm dày dặn và dải cao mượt mà, tự nhiên. 

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

Về cơ bản, Zet 3 TMD có cấu trúc thiết kế mang nhiều điểm tương đồng với người anh em Zet 1 nhưng được nâng cấp ở những bộ phận quan trọng, bao gồm bộ trục quay đệm từ tính TMD phức tạp và khả năng nâng cấp lên motor đôi. Đó cũng là những yếu tố đẩy khả năng trình diễn của Zet 3 TMD lên đẳng cấp tham chiếu và được xem như sản phẩm khó có đối thủ trong tầm giá.  

Transrotor: Mở lối dẫn dắt audiophile vào thú chơi mâm đĩa than cầu kỳ

So với Zet 1, Zet 3 TMD có kích thước lớn hơn đáng kể và trọng lượng lên tới 34kg. Điều này bắt nguồn từ việc Zet 3 TMD sở hữu thớt xoay nhôm có độ dày lên tới 70mm, nặng 12kg, song song đó là phần chassic dày 45mm với cấu trúc sandwich acrylic - nhôm - acrylic. 

Chi tiết về Transrotor Zet 3 TMD xem tại đây.

Tại Việt Nam, các sản phẩm Transrotor được phân phối chính thức thông qua nhà phân phối Aptronics. 

Nhà phân phối: Aptronics

Đại lý TP.HCM: Hifi Store

Đại lý Hà Nội: Hifi Life

 

Anh Châu

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận