Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Qua một thời gian nghiên cứu, bạn đã quyết tâm biến phòng mình thành một rạp chiếu phim tại gia (home cinema) để thỏa mãn ước mơ bấy lâu. Sau vài tiếng mua sắm, trong phòng giờ đã xuất hiện thêm một cặp loa mới, chồng hộp của các thiết bị AV và vài cuộn dây cáp... Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu để đến với "thiên đường" mà thôi.

Vì sao ư? Không phải chỉ đơn giản như lấy máy ra khỏi hộp, đặt chúng ở những chỗ có vẻ hợp mắt rồi cắm dây là xong. Một quá trình hoàn chỉnh sẽ bao gồm các bước sau: chọn vị trí phù hợp nhất, kết nối các thiết bị và cân chỉnh cẩn thận cho toàn hệ thống. Nghe có vẻ khó khăn nhưng nó thực sự xứng đáng.

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Sau đây, các chuyên gia của Dynaudio sẽ “bật mí” những cách để bộ dàn home cinema đạt hiệu quả trình diễn tối đa, bất kể các thành phần thiết bị trong hệ thống mà bạn dùng như nguồn phát, ampli, loa là đồ phổ thông hay hi-end.

Tìm vị trí “đẹp” để đặt dàn máy

Đây là điều mà hầu như người chơi audio nào cũng nên biết: Vị trí đặt loa có ảnh hưởng rất quan trọng tới chất lượng của buổi trình diễn. Dàn loa 5.1, 7.1, loa cột, loa kệ hay sự kết hợp của nhiều loại, nguyên tắc này vẫn không thay đổi.

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Thông thường, lý tưởng nhất là đặt 3 loại loa chính (loa trái, phải và trung tâm) cách vị trí ngồi của người nghe tối thiểu 1m. Sau đó, xê dịch loa trái và phải hướng vào vị trí nghe nhạc để tạo thành một góc từ 45 – 60 độ. Bạn nên sử dụng các phụ kiện đo đạc như đèn laser để đạt độ chính xác cao nhất.

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Trong đó, loa trung tâm là loa cần phải được bố trí đúng chỗ, nếu không, bạn sẽ cảm thấy có người đang nói chuyện ngay trên đầu hay dưới chân mình. Vị trí đẹp nhất cho loa trung tâm là phía trên hoặc dưới màn hình và càng gần màn hình càng tốt. Bên cạnh đó, hãy để loa có không gian "thở" bằng cách dùng chân đế chuyên dụng hay để ở mặt trên tủ. 

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Vị trí chính xác nhất để đặt loa kênh sau chính là ngay sau lưng, phía trên vai và hơi cao hơn tầm tai một chút. Nếu bố trí đúng như vậy, hãy đoán xem bạn sẽ nhận được gì? Âm thanh từ các loa này sẽ có sự đồng bộ cao hơn với âm thanh từ các loa kênh trước, khiến màn trình diễn âm thanh surround trở nên "thật" hơn. 

Loa subwoofer: "Vai phụ" quan trọng

Dải bass sâu thường ít mang tính "định hướng" như dải mid hoặc treble và giảm một cách rõ rệt khi tiến xuống dưới mức 80 Hz. Nói cách khác, loa subwoofer là một mẫu loa khá "dễ tính", cho phép người dùng đặt nó ở bất kỳ đâu trong phòng nghe, ví dụ như bên cạnh loa trung tâm. 

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Dĩ nhiên, điều gì cũng có mặt trái của nó. Sự dễ dàng trong việc bố trí loa sub sẽ khiến bạn khó biết được đâu sẽ là nơi thích hợp nhất cho loại loa này. Vậy, hãy thử một "tuyệt chiêu" như sau: đặt loa sub bên cạnh vị trí thường ngồi (có thể là chiếc ghế sofa), mở một bài nhạc có đoạn bass cực "cháy". Giờ thì bắt đầu di chuyển khắp phòng, lắng nghe và tìm nơi mà những tiếng bass nghe mượt mà, rõ ràng nhất. Đó chính là điểm đẹp nhất để đặt chiếc loa sub. 

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Trên thực tế, người bình thường khó mà nghe được các âm thanh ở dải siêu trầm, kể cả đó là khi bạn đang bật loa sub tại mức âm lượng tối đa. Đừng bận tâm về điều đó. Công việc của subwoofer là giúp cho buổi trình diễn trở nên mượt mà hơn và sự cống hiến này luôn diễn ra trong thầm lặng.

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Bên cạnh đó, việc dùng 2 loa sub không có nghĩa là có nhiều bass hơn mà thay vào đó, chúng khiến cho tiếng bass hay hơn và sự phản hồi cũng trở nên mượt mà hơn. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên chọn 2 loa sub cỡ nhỏ cho hệ thống home cinema thay vì chỉ dùng một loa sub cỡ lớn.

Phòng nghe có vấn đề? Cứ bình tĩnh

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Bạn phải làm gì khi phòng nghe của bạn vốn dĩ không được hoàn hảo? Chuyển nhà? Đập tường? Đừng tiêu cực như thế. Lời khuyên từ những chuyên gia là: hãy tránh xa các góc tường. Bất khả thi? Vậy thì tránh các loa có họng thông hơi sau là được. Kế đến, hãy cố tạo ra một hình tam giác đều nhất có thể giữa 2 loa trước và nơi ngồi nghe. Trong trường hợp không thể bố trí loa nghiêng theo góc 40 - 60 độ, hãy thử đặt chúng hướng thẳng về vị trí nghe nhạc. 

Sắp xếp dây cáp gọn gàng

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Với ít nhất 6 sợi dây cáp loa, vài sợi dây HDMI và có thể là cả dây mạng, cáp chuyển..., hệ thống của bạn sẽ trông rất lộn xộn nếu đi dây không cẩn thận. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người chơi audio ngày nay dần chuộng sử dụng những cặp loa chủ động không dây hơn, điển hình như dòng Xeo Series và Focus XD.

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó
Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Dù vậy, bằng niềm đam mê với âm thanh và óc sáng tạo, nhiều giải pháp cho vấn đề dây đã được đưa ra như: phụ kiện buộc dây cáp, sử dụng bộ hub, ống luồn dây, thậm chí là đi dây âm tường. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng dây cáp nguồn sẽ có dòng cao hơn so với dây cáp loa, nên hạn chế đi 2 loại dây này song song nhau để tránh tạo ra hiện tượng nhiễu. 

Cân chỉnh cẩn thận

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó
Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Sau khi hoàn tất việc lắp đặt, đã đến lúc để bạn bắt đầu cân chỉnh hệ thống. Hầu hết các loại ampli cho bộ dàn xem phim hiện đại đều được tích hợp phần mềm cân chỉnh tự động. Phần mềm này phát ra một loại sóng âm riêng và thu các phản hồi bằng một microphone đi kèm (đặt ở vị trí ngồi nghe), từ đó tính toán và đưa ra các hướng dẫn để người dùng làm theo.

Lắp đặt hệ thống Home Cinema: Tưởng dễ mà khó

Mặc dù đã có sự trợ giúp từ phần mềm, chính bản thân người dùng cũng phải luôn luôn kiểm tra lại kết quả sau cùng. Nếu cần, hãy sử dụng các ứng dụng do âm thanh có trên điện thoại để cân chỉnh hệ thống lại lần nữa một cách thủ công. Nên nhớ: luôn kiểm tra kỹ các bất thường về mức âm lượng, đảm bảo các loa trong hệ thống ở trạng thái cân bằng. 

Nguồn: Dynaudio.

Nhà phân phối Dynaudio tại Việt Nam: Aptronics.

Đại lý bán lẻ: HiFi World.

 

Tiêu Dao

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận