Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Phàm những gì thuộc về kỷ niệm, đều có giá trị sưu tầm cao. Thiết bị audio cũng vậy. Những cặp loa, ampli được chế tạo vào các năm chẵn thành lập hãng đều mang dấu ấn tài hoa của người chế tác, được giới chơi audio săn tìm. Dynaudio Special Forty cũng đang khiến giới audio trên thế giới tò mò với câu hỏi, liệu nó có xứng đáng xuất hiện trong bộ sưu tập loa quý hay không?!

Cách đây 25 năm, khi Dynaudio ra mắt cặp loa kỷ niệm Special 25, nó đã trở thành hiện tượng. Âm thanh đĩnh đạc nhưng đậm chất thơ, giàu năng lượng nhưng thanh thoát toát ra từ cặp loa nhỏ đã mê hoặc không ít người. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn muốn tìm kiếm cho mình một cặp loa như vậy.

Thoắt đã 15 năm trôi qua và một phiên bản loa kỷ niệm nữa lại ra mắt giới hâm mộ thương hiệu loa của Đan Mạch. Special Forty, mang một hình hài và sắc thái hoàn toàn khác biệt với Special 25.

15 năm trước, khi Dynaudio chưa bước qua tuổi “tam thập nhi lập” và với Special 25, hãng muốn chứng minh một điều, ngay cả một đôi loa nhỏ tuổi đời thương hiệu mới bước qua 2 thập kỷ cũng có thể làm được những thứ “phi phàm” mà nhiều khi loa lớn không làm được. Và Dynaudio đã thành công với Special 25 - một phiên bản đặc biệt của dòng Contour bấy giờ.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Giờ đây, khi đã bước vào tuổi 40 với nhiều thành công cùng độ chín của một thương hiệu lớn, có lẽ Special Forty sẽ chứng minh điều ngược lại: tuổi tác không thành vấn đề với một trái tim cuồng nhiệt và tính bất diệt trong tình yêu âm nhạc. Những cảm xúc này sẽ giữ mãi nét thanh tân cho thương hiệu với niềm đam mê sáng tạo như thuở ban đầu.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Về mặt hình thức, Special Forty lấy cảm hứng từ dòng loa Focus, song chỉ dựa trên những đường nét cơ bản. Chất gỗ và lớp sơn mài sâu hun hút đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo và có phần sang trọng cho cặp loa nhỏ 2 đường tiếng.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Cặp loa xuất hiện trong không gian của chúng tôi có màu tro mang một vẻ đẹp đặc biệt. Nó khiến chúng tôi liên tưởng tới màu sắc và sự hoàn thiện của 2 dòng loa đẹp nổi tiếng là Sonus Faber và Brodmann. Trong khi loa của Sonus Faber đẹp miễn bàn thì Brodmann cũng nổi tiếng thanh lịch với xuất xứ từ thương hiệu chế tác đàn piano đẳng cấp của Áo.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Nhìn từ trên xuống Special Forty nom giống một hình thang cân với cạnh nhỏ là mặt sau, cạnh lớn là mặt trước gắn 2 củ loa. Để giảm thiểu cộng hưởng thùng, Dynaudio đã phá góc 90 độ ở hai mặt trước - sau. Giữa cạnh bên và mặt trước cũng được bẻ góc với một gờ xéo nhỏ. Thùng loa cũng được gia cố thêm bởi hệ thống mộng - giằng đặc biệt nhằm tăng độ rắn - chắc của kết cấu thùng.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Củ loa tweeter Esotar Forty được thiết kế dựa trên các mẫu loa tweeter Esotar cổ điển, kèm theo một số cải tiến. Phía sau nam châm của Esotar Forty là ống dẫn áp mới cho phép lấy thêm nhiều khoảng trống trong thùng loa và điều khiển luồng vận động của khối khí. Màng loa đường kính 28 mm thuộc dạng lụa mềm với lớp áo mịn DSR (Dynaudio Secret Recipe) - tối ưu hóa âm thanh dải cao.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Loa woofer của Special Forty được thiết kế dựa trên củ loa cổ điển 17W75 MSP với màng nhện được cải tiến để tạo nên một hệ thống vận hành có sự hài hòa tối đa giữa độ cứng, độ ổn định, độ bền và khả năng giảm chấn. Không giống các vật liệu khác, các đặc tính này của lớp màng MSP vẫn không thay đổi qua thời gian.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Logo kỷ niệm 40 năm của Dynaudio được in trên miếng kim loại cố định cọc loa phía sau. Tuy nhiên, cọc loa loại thường chưa thực sự xứng tầm với lớp vỏ cao cấp. Mặc dù khi xiết chặt, nó vẫn giữ chắc jack loa nhưng có lẽ người chơi vẫn trông đợi một bộ cọc loa dày dặn, bắt mắt hơn ở một model kỷ niệm như Special Forty.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Một lỗ thông hơi lớn được bố trí mặt sau loa, thẳng trục với loa tweeter. Nhờ lỗ hơi này mà loa có thể đẩy dải trầm xuống khá sâu so với các dòng loa bookshelf nói chung. Tuy nhiên, thiết kế này không hỗ trợ việc đặt loa quá gần với bức tường phía sau.

Dynaudio Special Forty: Có đáng sưu tầm?

Nhìn chung, với giá bán trên 3.000 USD/cặp và hình thức khá ổn thì Special Forty cũng có thể được coi như đủ điều kiện xuất hiện trong bộ sưu tập loa bookshelf. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của một đôi loa lại nằm ở phần trình diễn. Để xem, Special Forty có xứng đáng làm sản phẩm đại diện cho 40 năm thương hiệu của Dynaudio hay không, mời độc giả tiếp tục đón xem bài viết tới về trải nghiệm âm thanh của đôi loa này.

Sản phẩm được hỗ trợ bởi HIFI WORLD

1980s Hanoi

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận