Khi nói đến loa hay tai nghe trở kháng cao, nhiều người chơi thường hiểu rằng sẽ gặp ít nhiều khó khăn để thiết bị trình diễn hết khả năng, ...
Khi nói đến loa hay tai nghe trở kháng cao, nhiều người chơi thường hiểu rằng sẽ gặp ít nhiều khó khăn để thiết bị trình diễn hết khả năng, nhưng đó chỉ là một phần sự thật.
Bên cạnh độ nhạy và đải tần đáp ứng thì trở kháng cũng là một trong những yếu tố cơ bản với bất cứ loa hay tai nghe nào. Các thiết bị này đều có điện trở, và độ lớn của điện trở chính là trở kháng. Với cách đấu loa song song thông thường, trở kháng của loa và tai nghe càng lớn thì việc phối ghép với ampli càng dễ hơn.
Hiểu một cách đơn giản, loa có trở thấp để đạt được cùng mức công suất thì sẽ ăn dòng nhiều, còn loa trở cao sẽ ăn dòng ít hơn, nên loa trở cao hợp với amp đèn hơn chứ ko phải trở càng cao càng ngon. Đó cũng là lý do mà loa 8Ohm được một số người chơi chuộng hơn loa 4Ohm. Nguyên lý hoạt động của tai nghe cũng giống như loa, nhưng trở kháng của tai nghe thường ở mức 32Ohm trở lên.
Ampli (hay còn được coi đơn giản là tăng âm) có 2 dạng cơ bản: tăng áp là pre-amp, và tăng dòng là power amp. Người chơi cũng thường gặp loại ampli tích hợp kiêm nhiệm cả 2 loại trên. Và thực ra headamp cũng là một loại ampli tích hợp.
Ampli có trở kháng vào và trở kháng ra. Về lý thuyết, trở kháng đầu vào càng lớn càng tốt cho việc phối ghép, còn trở kháng đầu ra càng nhỏ càng tốt, và ngược lại. Trở kháng ra của ampli nên nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng của loa. Ví dụ loa 4Ohm thì trở kháng ra của ampli ít nhất phải là 4Ohm. Chính vì điều này mà ampli đèn thường có trở kháng đầu ra là 4-8Ohm.
Ampli đánh được loa 4Ohm tất nhiên có khả năng cung cấp dòng cho loa 4ohm, và luôn thừa dòng cho loa 8Ohm hoặc cao hơn. Tuy nhiên khi thiết kế cho loa 4ohm thì thường dòng cao mà áp thấp, nên chơi với loa 8Ohm sẽ kêu nhỏ hơn. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều người vẫn nghĩ loa hay tai nghe trở kháng cao sẽ khó đánh.