Một trong những thông số cơ bản và được quan tâm nhiều nhất về các bộ loa là độ nhạy (sensitivity). Và chúng ta một phương pháp tiêu chuẩn chung về độ nhạy để dễ dàng so sánh các loa, cũng như tìm thiết bị phối ghép hợp lý.
Độ nhạy. là con số chỉ ra loa sẽ kêu to đến mức nào trong một mức điện đầu vào. Độ nhạy có thể đo bằng nhiều cách mà mơi lý tưởng nhất là trong một phòng câm không có tiếng vọng, nên thứ âm thanh duy nhất đo được phát ra từ loa chứ không có âm thanh dội lại từ tường, sàn, đồ đạc...
Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa ghép với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 = 1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt.
Tiếp theo, các kỹ sư sẽ đo đầu ra của loa bằng mức nén âm thanh (SPL - sound pressure level) theo số decibel (viết tắt là dB) bằng cách đặt một microphone ở ngay phía trước loa. Khoảng cách giữa microphone và loa thường là 1 mét. Với loa 3 đường tiếng thì chúng ta đặt microphone ở giữa tweeter và mid, còn loa 2 đường tiếng thì đặt microphone ở giữa tweeter và mid-woofer. Thực tế, các kỹ sư phải đo độ nhạy của loa chỉ ở nhiều lần trong mức đáp ứng tần số, thường là +/- 3dB.
Ở 2,83V/m, hầu hết loa sẽ có độ nhạy 80-90 dB, mức trung bình khoảng 87dB, không hề là mức nhỏ. Bởi tiếng chuông điện thoại di động có độ nhạy 80dB, tiếng xe tải chạy trên đường là 90dB, tiếng nói chuyện bình thường là 60dB.
Còn con số chệnh lệch 10dB có thể tương đương với việc chúng ta bật gấp đôi volune, hay nói một cách đơn giản thì loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB.
Để tăng âm thanh đầu ra lên khoảng 3dB đòi hỏi tăng gấp đôi công suất ampli, nên cần ampli công suất cao để “kéo” các loa có độ nhạy thấp lên mức lý tưởng. Có thể tóm gọn lại rằng: mua ampli công suất thấp đi liền với loa có độ nhạy cao; và ngược lại, ampli công suất cao đi với loa có độ nhạy thấp.