Không cần bận tâm về những thông số kỹ thuật chuyên sâu mà nhà sản xuất đưa ra, người dùng chỉ cần lưu ý 7 điều dưới đây để chọn ...

Không cần bận tâm về những thông số kỹ thuật chuyên sâu mà nhà sản xuất đưa ra, người dùng chỉ cần lưu ý 7 điều dưới đây để chọn lựa cho mình một chiếc TV phù hợp nhất.

Độ phân giải Các nhà sản xuất thường nhấn mạnh một số thuật ngữ như Full HD, HD ready và 4K để chỉ các mức độ phân giải mà chiếc TV đó có thể đáp ứng. Về cơ bản, HD là viết tắt của cụm từ High Definition dùng để chỉ chất lượng khung hình có độ phân giải lớn hơn một khung hình chuẩn DVD (720 x 480 pixel). Nghĩa là những TV nào có khả năng hiển thị được chất lượng hình tốt hơn chuẩ DVD thì gọi là HDTV. HD Ready là thuật ngữ chỉ mức độ phân giải là 720p với kích cỡ 1280 x 720pixel. Standard HD Ready hay một số TV có ghi là 1080i có kích cỡ khung hình là 1920 x 640 pixel và FullHD có kích cỡ khung hình là 1920 x 1280 pixel. Một số dòng sản phẩm thế hệ mới được trang bị màn hình 4K hay còn gọi là Ultra-HD có độ phân giải độ phân giải 3840 x 2160 pixel Khi độ phân giải càng lớn thì hình càng mịn, đặc biệt với những màn hình lớn sẽ không bị vỡ hình. Tuy nhiên, để nhận biết rõ rệt sự hiệu quả của độ phân giải cao thì cần có nguồn nội dung chất lượng cao tương ứng.  Độ sáng Độ sáng của TV được tính bằng những chỉ số như 500cd/m2 hoặc 800cd/m2. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn thì càng tốt, đặc biệt với không gian rộng. Tuy nhiên tùy theo kích cỡ phòng đặt TV mà có thể có lựa chọn phù hợp với túi tiền. Thông thường độ sáng 500cd.m2 là đủ với không gian gia đình. Độ tương phản Độ tương phản tĩnh được tính bằng tỷ lệ độ sáng của điểm ảnh sáng/tối xuất hiện tại một thời điểm trong khi mức tương phản động xét trong một khoảng thời gian nhất định. Độ tương phản của TV được thể hiện bằng các chỉ số như 1200:1, 5000:1, 8000:1 .. 12000:1. Độ tương phản càng lớn thì hình ảnh thể hiện càng sâu, rõ nét và sặc sỡ. Đây là một trong những chỉ số quyết định tính giá trị và khả năng hiển thị của một TV. Thời gian đáp ứng Thời gian đáp ứng được thể hiện bằng chỉ số 2ms, 5ms hay 8ms. Thời gian đáp ứng càng nhỏ đồng nghĩa với tốc độ đáp ứng càng lớn là càng tốt. Nếu thời gian đáp ứng càng dài thì dẫn tới hiện tượng hình ảnh bị bóng, lờ mờ không rõ nét đặc biệt là khi hiển thị các hình ảnh chuyển động nhanh hay các trò chơi tốc độ cao. Các TV thông thường hiện nay có thời gian đáp ứng thường là 5ms. Góc nhìn Hiện nay, các TV trên thị trường thường được giới thiệu với góc nhìn từ 176 đến 178 độ. Với góc nhìn hẹp, người xem chỉ nhìn được hình có chất lượng tốt nhất khi ở góc chính diện với màn hình. Chỉ số góc nhìn cho người dùng biết phạm vi bán cầu mà người dùng có thể ngồi xem mà vẫn có được hình ảnh tốt nhất. Chỉ số tuyệt đối là 180 độ, tuy nhiên hiện nay một số mẫu TV mới cũng chỉ đạt được góc nhìn là 178 độ. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn càng tốt. Tần số quét thực Tần số quét hay còn gọi là tần số làm tươi màn hình được thể hiện qua chỉ số thông thường là 60Hz. Có một số TV có thể có tần số quét lên tới 100 – 120 Hz. Tần số này càng lớn thì hiển thị các cảnh phim hành động, thể thao hay chơi Game càng tốt. Các nhà sản xuất lớn còn nâng cấp tần số quét của TV bằng những công nghệ chèn khung hình phụ giúp hình ảnh có cảm giác mượt mà hơn, trơn tru hơn nhưng có thể sẽ làm hình ảnh chuyển động dại và thiếu chân thực hơn. Các cổng kết nối Các TV LCD có thể có các cổng kết nối như: AV, Component, S-Video, HDMI, DVI và RGB. Cổng AV (2 đường tiếng, 1 đường hình) là loại kém nhất dùng cho đầu VCD và một số đầu DVD chất lượng kém. Cổng Component có 3 đường hình, 2 đường tiếng cho chất lượng hình tốt hơn. Các đầu DVD đời sau đều hỗ trợ. S-Video cũng cho chất lượng hình tốt hơn nhưng giờ ít dùng. HDMI và DVI đều cho chất lượng hình cao hơn, hỗ trợ độ phân giải HD. Với cổng RGB có thể nối với máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay và dùng nó thay cho màn hình máy tính thông thường. Hiện nay ở các công ty chứng khoán, sân bay, nhà ga ... các màn hình TV được dùng nối với các máy tính để hiển thị số liệu.