Bạn có biết, chỉ cần đeo tai nghe trong 1 tiếng, số lượng vi khuẩn trong tai sẽ tăng lên tới 700 lần? Hầu hết những người đam mê âm nhạc, ...

Bạn có biết, chỉ cần đeo tai nghe trong 1 tiếng, số lượng vi khuẩn trong tai sẽ tăng lên tới 700 lần?

Hầu hết những người đam mê âm nhạc, hoặc đơn giản chỉ là sử dụng điện thoại thường xuyên thì sẽ có thói quen đeo tai nghe để nghe nhạc, xem phim hoặc thậm chí là để gọi cho người khác. Tuy nhiên, dù bạn không để ý nhưng những chiếc tai nghe này rất dễ bẩn và có thể gây ảnh hưởng tới vấn đề vệ sinh bên trong tai sau mỗi lần sử dụng, thậm chí là lây lan các vi khuẩn từ người này qua người khác nếu dùng chung. Vậy thì làm sao để phòng tránh đây?

Cách đơn giản nhất chính là vệ sinh chiếc tai nghe thường xuyên, nhưng bạn có biết làm thế nào để vệ sinh một cách hiệu quả, sạch sẽ mà không làm hỏng tai nghe không? Hãy tham khảo các bước đơn giản dưới đây.

Đối với tai nghe Earbud

Chắc ai cũng đã từng dùng tai nghe ear-bud ít nhất 1 lần trong đời.

Đây là loại tai nghe thông dụng nhất với người dùng di động, và cũng là một trong những loại dễ dính bẩn từ bên ngoài nhất do kích thước vỏ khá lớn nếu người dùng không cất giữ cẩn thận. Nhiều người có thói quen sử dụng xong là cuốn lại, cất vào cặp, túi xách hay túi quần, nơi chứa rất nhiều chất bẩn mà ít khi được vệ sinh rồi sau đó lại đeo ngay lên tai. Bên cạnh đó, nhiều mẫu tai nghe cũng hay có các chi tiết trang trí ở phần vỏ, dễ lưu lại bụi bặm và mồ hôi khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở. Bạn hãy thử các bước dưới đây để làm sạch:

Đối với tai nghe In-ear

Tăm bông là người bạn thân thiết của cả đôi tai lẫn chiếc headphone của bạn.

Đây là loại tai nghe dễ làm vi khuẩn sinh sôi bên trong tai nhất do cấu tạo rất kín, trong khi phần nút cao su thì dễ đọng mồ hôi vài ráy tay lại.

Đối với tai nghe On-ear, Over-ear

Đừng "chọc" quá sâu.

Các loại tai nghe này có kích thước lớn hơn, bề mặt thường nhiều chi tiết, mép nối hơn và còn cả phần đệm da nên cách xử lsy cũng phải nhẹ nhàng và chi tiết hơn nhiều.

Đối với dây cáp

Dây cáp là phần dễ vệ sinh nhất nhưng cũng có thể đứt dễ dàng nếu bạn không cẩn thận.

Đây là thành phần kín nhất của tai nghe nên việc vệ sinh cũng đơn giản hơn. Bạn có thể dùng nước rửa chén bát hoặc dung dịch axeton, nhỏ một lượng vừa phải vào khăn mềm và lau theo chiều dọc của tai nghe. Lưu ý nên vuốt thật nhẹ nhàng vì cách này có thể làm đứt dây nếu dùng lực quá mạnh. Tốt nhất bạn hay nhẹ tay làm lại nhiều lần để có kết quả tốt nhất. Các chi tiết như cụm mic và chân cắm thì có thể xử lý giống phần tai nghe phía trên. Riêng phần tiếp xúc thì bạn chỉ cần lau bằng khăn khô, tránh gây ẩm ướt cho nó.

Để bảo quản tai nghe một cách tốt nhất, bạn hãy mua riêng một chiếc túi đựng tai nghe chứ không nên vứt ngay vào trong cặp táp hay túi quần. Chiếc túi này cũng nên được thay đổi hoặc vệ sinh thường xuyên bằng cách phương pháp phù hợp, kể cả vứt vào máy giặt rồi phơi khô.