Phân khúc smart TV 2015 chứng kiến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ đến từ các nhà sản xuất lớn với những nét cá tính riêng biệt trên thị trường. WebOS Nền ...
Phân khúc smart TV 2015 chứng kiến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ đến từ các nhà sản xuất lớn với những nét cá tính riêng biệt trên thị trường.WebOS Nền tảng WebOS của LG đã từng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường smart TV ngay từ khi ra mắt và khởi tạo một cuộc chạy đua với những dòng smart TV khác trên thị trường. Cho đến nay, hãng điện tử Hàn Quốc vẫn tiếp tục ứng dụng nền tảng thông minh này trên các dóng sản phẩm mới của mình nhưng đã được cải tiến ít nhiều về tính năng và cải thiện tốc động tương tác giữa người dùng với TV. Giao diện của phiên bản WebOS 2.0 hầu như không thay đổi bất kỳ chi tiết nào so với phiên bản đầu, tạo cho người dùng sự quen thuộc, thân thiện khi trải nghiệm. Mặt khác, giao diện trực quan, màu sắc bắt mắt và cách sắp xếp thông minh của hệ điều hành này cũng giúp những người dùng mới dễ dàng tiếp cận và không mất nhiều thời gian để làm quen. Tizen
Đây là một nền tảng do Samsung cùng các đối tác của mình cùng nhau phát triển, được thiết kế dựa trên nhân của hệ điều hành mở Linux. Theo kế hoạch mà Samsung tiết lộ, hãng này sẽ đem hệ điều hành này lên tất cả những thiết bị thông minh của mình như smart TV, smartphone, tablet, máy tính, camera, thiết bị đeo hay với tất cả những thiết bị gia dụng thông minh để biến ngôi nhà của người dùng thành một smart Home thực thụ. Cũng giống như LG khi mới công bố nền tảng WebOS, Tizen của Samsung cũng khiến giới công nghệ phải tò mò và thích thú bởi những sự mới lạ, cải tiến mà nền tảng này mang lại. Giao diện thông minh, rõ ràng, trực quan, kho ứng dụng phong phú, hỗ trợ nhiều tính năng, thao tác cử chỉ thông minh kết hợp cùng một điều khiển riêng biệt. Dù là một nền tảng mới nhưng người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về tốc độ phát triển và hệ sinh thái bởi Samsung đã cung cấp cho tất cả những đơn vị lập trình bộ công cụ phát triển cho phép các lập trình viên dễ dàng thiết kế những ứng dụng phục vụ nhu cầu của người dùng. Android TV
Android TV là sự kế thừa của Google TV, được thiết kế để đưa nền tảng Android lên các thiết bị màn hình lớn như TV hay các thiết bị đa phương tiện. Ban đầu, khi mới ra mắt, Android TV được tích hợp trên các sản phẩm Set-top-box do Google và Asus sản xuất nhưng sau đó đã được các thương hiệu lớn như Sony, Sharp, Philips trực tiếp đưa lên các mẫu smart TV. Giao diện Android Tv được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng và rất quen thuộc với những người đã dùng thiết bị di động chạy hệ điều hành Android. Nền tảng này cũng cho phép người dùng có thể tải ứng dụng để xem phim, nghe nhạc, chơi game hay mua hàng trực tuyến qua cửa hàng trực tuyến Google Play Store. Do được thiết kế dựa trên hệ điều hành di động Android nên kho ứng dụng của Android TV là điểm mạnh nổi bật khi cung cấp hàng ngàn ứng dụng miễn phí hữu ích và có thể sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Firefox TV
Đây là một sản phẩm của Mozilla, được thiết kế theo hệ điều hành di động Firefox OS dựa trên nhân Linux. Điểm mạnh của nền tảng Firefox TV là hỗ trợ độ phân giải cao, cho phép tùy chỉnh phông nền linh hoạt tương tự như trên các thiết bị di động, hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói với mọi nội dung cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Trong năm 2014, Panasonic đã lựa chọn nền tảng này cho các sản phẩm smart TV của mình và với những sản phẩm smart TV 2015, hãng điện tử Nhật Bản đã cải tiến cũng như tích hợp thêm nhiều tính năng và đặt tên là My Home Screen 2.0. Panasonic cũng cho biết nhiều ứng dụng trên nền tảng Firefox TV còn hỗ trợ khay thông báo và có thể tùy chỉnh vị trí thông báo trên màn hình sao cho thuận tiện với người dùng nhất. Hãng điện tử Nhật Bản cũng hứa hẹn sẽ cung cấp một loạt tính năng thông minh mới, trong đó nổi bật là khả năng chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở một cách nhanh chóng và dễ dàng.
prada bags uk
borse prada outlet
michael kors outlet
michael kors handbags uk
cheap toms
prada outlet
mulberry uk
prada handbags uk
borse prada outlet
prada outlet uk