Sự kiện đầu tiên về tai nghe in-ear custom và dây tín hiệu mới được Xuân Vũ Audio tổ chức đã tại Hà Nội để “phổ cập” về xu hướng ...
Sự kiện đầu tiên về tai nghe in-ear custom và dây tín hiệu mới được Xuân Vũ Audio tổ chức đã tại Hà Nội để "phổ cập" về xu hướng chơi âm thanh mới này.
Anh Nguyễn Xuân Vũ - đại diện thương hiệu Xuân Vũ Audio - lên phát biểu lý do tổ chức offline
Chuyên gia của Xuân Vũ Audio phân tích về các ưu điểm nổi bật của tai nghe CIEM
Và dĩ nhiên, sự kiện cũng không thiếu màn hỏi đáp để khách mời hiểu rõ hơn về sản phẩm
Tai nghe in-ear custom (hay cũng viết tắt là CIEM) vẫn được coi là một trong những xu hướng chơi mới ở Việt Nam, bởi chưa thực sự phổ biến với đa phần người chơi âm thanh trong nước. Mặc dù không phải đơn vị đi tiên phong về loại tai nghe này, song hiện nay Xuân Vũ Audio cũng đã có trong tay 3 thương hiệu lớn trong nhóm này là 64 Audio từ Mỹ, AAW đến từ Singapore và Oriolus đến từ Nhật Bản.
Các tai nghe được demo tại sự kiện
Buổi offline thu hút phần lớn khách mời trẻ tuổi, và cả các đơn vị báo đài tại Hà Nội
Các tai nghe CIEM trước đây vẫn bị chê là kén người chơi bởi mức giá bán khá cao, nhưng trong sự kiện lần này thì Xuân Vũ Audio đã giới thiệu chương trình làm tai nghe AAW A1D với mức giá chỉ 4 triệu đồng (giảm 33% so với giá gốc), được coi là một mức "đầu tư" thấp nhất từ trước đến nay để đến với tai nhe in-ear custom. Là một thương hiệu khá mới đến từ một đất nước khá xa xỉ như Singapore song AAW lại đưa ra giá bán của sản phẩm rất bình dân so với các đối thủ, song vẫn có thiết kế hybrid hấp dẫn kết hợp giữa driver dynamic và balanced armature. Cái tên 64 Audio được cho là lấy cảm hứng từ năm 1964, thời điểm chiếc tai nghe custom đầu tiên được tạo ra. Hãng này đã thiết kế thành công cả những chiếc tai nghe in-ear custom với 12 driver balanced armature, mà số "củ loa" không kém các bộ loa hi-end dù có kích thước khá nhỏ gọn, đi kèm công nghệ APEX giúp bảo vệ thính lực người nghe dù sử dụng tai nghe liên tục. Hiện tại, các sản phẩm của 64 Audio tại Việt Nam có giá dưới 20 triệu đồng tới gần 50 triệu đồng, phù hợp với cả người nghe sành tai và các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Oriolus ban đầu được biết tới với các tai nghe in-ear dạng universal phù hợp với tai của mọi người, song nay cũng đã lấn sân của mảng tai nghe in-ear dạng custom để tối ưu về cảm giác đeo và chất lượng âm thanh tốt hơn. Các tai nghe của Oriolus tuy chưa có nhiều lựa chọn, song lại được đánh giá cao về khả năng trình diễn so với tầm giá từ 15 đến gần 30 triệu đồng. Sự kiện do Xuân Vũ Audio tổ chức không chỉ nhằm giới thiệu các thương hiệu tai nghe mới, mà họ còn nói rõ phổ biến kỹ lưỡng hơn các ưu điểm của tai nghe CIEM như độ khít cao, khả năng cách âm lên tới -26dB và thiết kế âm học tối ưu cho khuôn tai từng người để bộc lộ rõ 100% tiềm năng của sản phẩm. Anh Nguyễn Xuân Vũ cho biết: "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực mang đa dạng hóa cả về số lượng mẫu mã và giá bán của sản phẩm để xu hướng chơi tai nghe CIEM ngày càng được tiếp nhận hơn ở Việt Nam như ở nhiều cộng đồng chơi âm thanh trên khắp thế giới." Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức cũng mang tới nhiều dây tín hiệu tai nghe cao cấp của các thương hiệu plusSound cao cấp đến từ Mỹ, PW cao cấp đến từ Hongkong, Audiominor cao cấp đến từ Thổ Nhĩ Kỳ để các khách mời có cơ hội trải nghiệm. Các công nghệ chế tác dây tín hiệu thường là "bí mật" hiếm khi được công bố rõ ràng, nên việc đánh giá chất lượng dây thường phải thông qua việc nghe thử, chứ không thể đọc cấu hình để phân định. Hay nói một cách khác thì "đắt sắt ra miếng" cũng luôn phải có lý do.
Các tai nghe AAW tiêu chuẩn có vỏ màu đen trong để "khoe khéo" cấu hình bên trong rất phức tạp
Chiếc Oriolus Forsteni đi kèm sợi dây đồng lõi rất lớn để đảm bảo tín hiệu âm thanh sạch sẽ, độ suy hao thấp
Các tai nghe 64 Audio phiên bản demo có thể phân biệt dễ dàng nhờ con số ghi trên vỏ như: 3 - 6 - 8 - 10 -12 ở một bên tai nghe, bên còn lại là logo hãng.
Các tai nghe của 64Audio có kích thước vỏ/housing không quá lớn nên phù hợp với nhiều người nghe
Nguồn phát "khủng nhất" tại sự kiện là DAC/ampli Chord Hugo với máy nghe nhạc AK100 làm transporter
Chiếc máy nghe nhạc Astell & Kern AK240 phiên bản đặc biệt Bluenote rất hiếm gặp, được nhà sản xuất đưa vào sẵn nhiều bản nhạc thu chất lượng rất cao dành cho các audiophile
Máy nghe nhạc Fiio X1 2nd gen mới cập bến Việt Nam cũng không vắng mặt tại đây
Và người chơi cũng có dịp nghe thử chiếc điện thoại kiêm máy nghe nhạc Marshall London
Một trong những máy nghe nhạc đầu bảng hiện nay là HiFIMan HM901S được ghép cùng 64Audio A12
Số lượng tai nghe thử có hạn nên việc xếp hàng là khó có thể tránh khỏi, thậm chí mọi người còn đứng để nghe cho thuận tiện
Các Audiophile đôi khi cũng khá "tình cảm"