Chúng tôi khá bất ngờ bởi ít người quan tâm đến chiếc tai nghe AKG N90Q tại triển lãm PAS 2016, mặc dù sản phẩm này được hãng kết hợp ...
Chúng tôi khá bất ngờ bởi ít người quan tâm đến chiếc tai nghe AKG N90Q tại triển lãm PAS 2016, mặc dù sản phẩm này được hãng kết hợp cùng huyền thoại Quincy Jones chăm chút khá kỹ.Trong lĩnh vực âm nhạc, Quincy Jones là một huyền thoại sống với 27 lần đạt giải Grammy. Tại PAS 2016 tổ chức tại TP. HCM tuần vừa qua, Stereo đã có cuộc nói chuyện ngắn với đại diện Harman. Và theo họ thì chiếc AKG N90Q được họ tạo ra cùng với Quincy Jones nhằm giúp người dùng thưởng thức được âm thanh Hi-End theo cách dễ dàng nhất. Tại sao lại nói như vậy? Theo cách hiểu của chúng tôi, AKG cho rằng các tai nghe Hi-End thông thường đều yêu cầu người chơi có kiến thức và thời gian để phối ghép, tinh chỉnh sản phẩm sao cho vừa ý. Nhưng không phải ai cũng có thể làm điều đó, nên họ đã tạo ra các công nghệ và thiết kế để người dùng dễ dàng đạt được chất lượng âm thanh cao. Mà điều đầu tiên chính là việc tích hợp sẵn bộ giải mã DAC 24-bit và ampli tích hợp tối ưu, bỏ qua các linh kiện bên trong nguồn phát. Tính năng này sẽ được kích hoạt khi người dùng sử dụng dây tín hiệu có đầu giắc microUSB. Hầu hết laptop và smartphone Android sẽ tương thích với tính năng này. Và nó rất hữu ích bởi các thiết bị như động như smartphone ngày này đều sử dụng DAC kém chất lượng do không được quan tâm đúng mức.
Tiếp theo, AKG tích hợp công nghệ TruNote của Harman sử dụng loại đệm tai đặc biệt có khả năng điều chỉnh lại âm thanh để phù hợp với cấu hình tai mỗi người, tối ưu âm học theo từng người dùng. Tính năng mở rộng cho phép AKG N90Q có thể điều chỉnh bass/treble, cũng như hiệu ứng không gian âm thanh theo các dạng “Tiêu chuẩn”, Studio 2.1” hay “Studio 5.1 âm thanh vòm”. Dĩ nhiên, việc hỗ trợ kết nối microUSB cũng giúp AKG có thể cập nhật các tính năng khác trong tương lai. Sự thay đổi khi bật/tắt công nghệ TruNote là khá lớn. Ban đầu, mình thấy rằng âm thanh khá nhẹ nhàng, chi tiết (được nhiều người coi là đặc trưng của hãng). Nhưng sau khi TruNote được mở lên thì mọi nốt nhạc đều có cảm giác sống động hơn, bass/treble lực và không gian âm trường rộng lên thấy rõ. TruNote dường như có hiệu quả rất tốt ở các bản hát live, và theo AKG thì đây k phải chỉ là equaliser đơn thuần (bởi méo tiếng rất rất ít).
Ngoài ra, AKG N90Q cũng có một vòng điều khiển âm lượng ngay trên vỏ tai. Mình thử thì thấy tính năng khử ồn có thể lọc hầu hết âm thanh bên ngoài, nhưng chưa phải tai nghe khử ổn tốt nhất từng thử, dù đã đem lại cảm giác khá thoải mái ngay cả khi PGI bật loa di động khá ồn ào ở bên cạnh. Pin tích hợp để phục vụ cho DAC/Ampli và tính năng khử ồn chủ động sẽ dùng được khoảng 10-12 giờ.
Cảm xúc của tôi về AKG N90Q khá hỗn tạp. Về tính kỹ thuật trong âm thanh là khá tốt, nhưng tính giải trí thì lại không cao. Nên có thể các người dùng phổ thông sẽ không thích phong cách này. Những điểm làm nên danh tiếng của AKG vẫn được giữ nguyên, điển hình là nền nhạc sạch sẽ, âm thanh trong trẻo, hướng tới sự chính xác cao. Và dĩ nhiên, ở tầm giá này thì khó có thể chê được chất lượng cấu tạo, hoàn thiện của AKG N90Q, ngoại trừ việc nó hơi “sặc sỡ” và chỉ có một màu duy nhất là đen/vàng. Cụ thể hơn, AKG N90Q có dải trầm không quá nhiều, gọn gàng đủ để không bao giờ cảm thấy chậm chạp nhưng không dứt khoát cụt lủn. Bass đánh kiểu sang trọng, phù hợp nhiều dòng nhạc. Như thường lệ, giọng hát trong trẻo “đến rùng mình” và treble sáng nhưng không hề chói. Một số người có thể cho rằng treble hơi quá so với gu, nhưng việc này có thể điều chỉnh dễ dàng. Thực sự, N90Q tạo cảm giác trung tính hơn khá đáng kể so với dòng K812 cùng hãng, nhưng cũng có thể bị coi là nhàm chán hơn.