Viện Ponemon1 thống kê được có tới 60% các tổ chức doanh nghiệp chịu tổn thất lớn do tin tặc gây ra thông qua máy in – thiết bị thường trực tại hầu hết các văn phòng.
Cuộc khảo sát 2015 của viện Ponemon1 trên 58 tổ chức cá nhân và chính phủ tại Hoa Kỳ tiết lộ hàng năm họ đã phải bỏ ra 15 triệu USD và mất 46 ngày để giải quyết hộ quả của các cuộc tấn công mạng, mà phần lớn là thông qua máy in.
Dù cho được nhắc nhở về vấn đề bảo mật máy in nhưng chỉ có 59% doanh nghiệp lưu ý tới vấn đề này, 17% trong số đó còn không biết tới các sự cố an ninh mạng.
Các cuộc tấn công ngày một gia tăng tới mức báo động khiến các tổ chức cần phải đánh giá lại về vấn đề bảo mật dành cho thiết bị in ấn. Công ty điện tử HP đưa ra nhiều khuyến nghị trong đó bao gồm:
- Đánh giá kỹ lưỡng tất cả các thiết bị được kết nối vào mạng, từ những thiết bị tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” như máy bán hàng tự động, máy pha café nối mạng đến máy tính và máy in .
- Rà soát lỗ hổng trên hệ thống. Quản trị viên cần xác định những ai sử dụng máy in kết nối mạng trong doanh nghiệp. Những người chịu trách nhiệm in tài liệu quan trọng là ai? Có thể theo dõi xem ai đã scan hay fax từ máy in đa năng hay không? Máy in có cho phép in từ thiết bị di động hay không? Tài liệu có vô tình rơi ở khay máy hay không? ...
- Một cơ chế quản lý chặt chẽ đầu ra lẫn đầu vào của máy in là vô cùng cần thiết.
IDC nhận định nếu có thể kiểm soát vấn đề bảo mật cũng như vận hành máy in nó sẽ giúp giảm tới 6 lần các vụ xâm phạm dữ liệu, tích kiệm 15% chi phí cho giấy in và mực in.
Các doanh nghiệp có thể tham khỏa một số mẫu máy in thông minh của HP như HP PageWide Enterprise Color 556dn, HP LaserJet Enterprise M506dn hoặc HP Color LaserJet Pro MFP M477fdw. Những máy in này đều được trang bị các công nghệ và dịch vụ bảo mật như HP JetAdvantage Security Manager, HP Printing Security Advisory Services, HP Managed Print Services (HP MPS) và HP Access Control.