Không như nhiều người hình dung, lossless sẽ thống trị và lập nên một triều đại mới. Trên thực tế, đĩa nhựa đang có sự trở lại rất bài bản, ...

Không như nhiều người hình dung, lossless sẽ thống trị và lập nên một triều đại mới. Trên thực tế, đĩa nhựa đang có sự trở lại rất bài bản, vững vàng và chắc chắn. Trong số gần 100 phòng nghe, có trên 60% những hệ thống demo tại Hong Kong Hi-end AV Show lần này sử dụng mâm đĩa nhựa.  Nhạc lossless những năm qua không chỉ trở thành hiện tượng, mà còn là một xu hướng khá phổ biến trong giới chơi audio. Đã có những khoảnh khắc, sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường này khiến nhiều người nghĩ đế một tương lai vắng bóng đĩa LP và đĩa CD. Điều này là có cơ sở khi một số cuộc triển lãm audio quốc tế, nguồn âm lossless chiếm đa số và gần như không còn thấy đầu phát CD. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá hoặc kết luận rằng về một phong trào, hay một xu hướng tiêu dùng, thưởng thức nào đó. Chỉ biết rằng, cũng trong vòng 3 năm qua, analog không những hồi sinh, mà tăng trưởng mạnh không thua kém lossless. Các nhãn đĩa truyền thống phục hồi, phát triển thêm nhiều nhãn mới, các chương trình âm nhạc có chất lượng đều được phát hành phiên bản LP. Về mặt phần cứng, các hãng sản xuất mâm đĩa nhựa cũng xuất hiện thêm nhiều anh tài, nhiều model mới thừ thấp tới cao. Điển hình, tại show âm thanh lần này ở Hong Kong, không có không gian trưng bày riêng cho nguồn phát lossless cũng như đầu đọc CD, nhưng lại có khá nhiều diện tích dành riêng cho mâm đĩa nhựa. Theo quan sát của chúng tôi, trên 60% hệ thống trình diễn đều sử dụng nguồn phát từ đĩa nhựa. Nó cho thấy nhu cầu của thị trường đối với nguồn phát analog ngày một tăng. Giờ đây, để sở hữu một mâm quay vừa đủ tốt cũng chỉ tốn chưa tới 1.000 USD với các thương hiệu như ProJect, Rega, Denon, Sony, Audio Technica, JVC... Và nếu có điều kiện, muốn đi đến tận cùng của thú vui analog thì cũng không thiếu thương thiệu dư sức thỏa mãn người chơi như Clearaudio, Dr.Feickert, Air Force, Triangle Art... với muôn vàn công nghệ chống rung, xóc, giảm ma-sát như nam châm đẩy, khí chân không, ly tâm nghịch đảo... Mỗi công nghệ sở hữu một số ưu điểm nhất định, mang lại vẻ đẹp về thiết kế và âm thanh khác nhau. Triển lãm lần này không chỉ là dịp để người chơi analog mắt thấy, tai nghe cả trăm thương hiệu mâm đĩa, phụ kiện analog lớn nhỏ, mà còn có cơ hội tiếp cận tới những sản phẩm độ lại từ những mâm đĩa cổ điển 301 của Garrard (Anh), hoặc sở hữu những chiếc đĩa nhựa với nhiều tựa đĩa hấp dẫn, từ nhạc rock cho tới nhạc classic, jazz, pop... Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu về các thiết bị analog tại triển lãm Hong Kong AV Show 2016.

Clearaudio Master Innovation

PE 4040

Pro-Ject Signature 12

Acoustic Solid - Solid Rosewood

Kronos Sparta

Air Force Two

Air Force III

 

Air Force One

Triange Art Ultimate LE

Triangle Art Titan Step Up Transformer

Triangle Art Symphony

AMG Viella V12

SME Mode 15

Nottingham Space 294

VPI Avenger

VPI Avenger Reference

Dr.Feicekert Fire bird

Bergmann Galder

Spiral Groove

Một loạt model "nhập môn" của VPI

Klassic Analog

Mâm đĩa độ lại từ bộ cơ cổ của Garrard 301, 2 cần.

Mâm đĩa độ lại từ bộ cơ cổ của Garrard 301, 2 bệ cho 2 cần

Một phiên bản độ khác của Garrard 301

Bệ đỡ cho mâm đĩa cổ

Máy rửa đĩa VPI

Máy rửa đĩa hi-end của Clearaudio

Máy rửa đĩa Audio Desk

Kim, cục chặn của Grado, Otofon

Headshell (máng) Otofon, bộ kim và dụng cụ vệ sinh-tháo lắp của Brinkmann

Hướng dẫn cân chỉnh kim-cần tại phòng nghe của darTZeel-Ocean Way

Các quầy bán đĩa nhựa luôn đông nghẹt người

Có cả những hãng sản xuất băng tape, cho nghe thử bằng tai nghe, thị trường băng từ đang tái khởi động