Li-Fi hứa hẹn sẽ dần trở thành kết nối không dây tiêu chuẩn để thay thế cho các mạng Wi-Fi nội bộ với tốc độ và bảo mật cao cấp ...
Li-Fi hứa hẹn sẽ dần trở thành kết nối không dây tiêu chuẩn để thay thế cho các mạng Wi-Fi nội bộ với tốc độ và bảo mật cao cấp nhiều lần.
Một bóng đèn LED bất kì cũng có thể gắn thêm chip Li-Fi và biến thành một trạm phát tín hiệu.
Được giới thiệu từ năm 2011 nhưng tới bây giờ thì Li-Fi mới được mang vào sử dụng thực tiễn tại Cộng Hòa Estonia, một quốc gia nhỏ tại Bắc Âu. Tuy nhiên, không như nhiều công nghệ khác mà có tính ứng dụng thấp và không đạt được kì vọng khi đem vào cuộc sống, Li-Fi vẫn có thể đạt được tốc độ truyền tải thông tin lên tới 1Gbps, nhanh gấp 100 so với tốc độ trung bình mà mạng Wi-Fi đạt được trong các điều kiện bên ngoài phòng thí nghiệm.
Về bản chất công nghệ, Li-Fi sử dụng tín hiệu sóng ánh sáng để truyền tải thông tin. Các bóng đèn LED sẽ bật tắt liên tục trong thời gian chỉ tính bằng nano giây, vừa giúp truyền dữ liệu nhanh mà lại không thể bị phát hiện bởi mắt thường. Vào năm 2011, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm còn đưa ra kết quả tốc độ lên tới 224Gbps.
Ngoài các điểm cộng trên, Li-Fi vẫn có một số điểu yếu như không thể xuyên qua tường như Wi-fi vì là ánh sáng, nhưng bù lại thì điều này sẽ giúp tránh được các vấn đề về đánh cắp thông tin thông qua mạng nội bộ.
Hình mô tả ứng dụng thực tiễn cho công nghệ Li-Fi.
Được biết, công nghệ này cũng được chú trọng phát triển để phục vụ cho các loại nhà thông minh, vừa để thắp sáng mà cũng tạo được mạng kết nối giữa các đồ điện tử trong nhà.
Hiện đã có hai công ty khác sẵn sàng đưa Li-Fi vào ứng dụng trong cuộc sống là Oledcomm và pureLiFi, nhưng không rõ vì sao mà họ chỉ hứa hẹn mang lại tốc độ truyền dữ liệu là 10Mbps thay vì 1Gbps.
Video dưới đây ghi lại buổi giới thiệu Li-Fi của Harald Haas - cha đẻ của công nghệ này, đồng thời cũng là nhà sáng lập ra pureLiFi.