Ra mắt album “The Shadow Of Jazz”, nữ nhạc sĩ Giáng Son đã tạo một bất ngờ thú vị khi trước đó khán giả nhớ tới chị là nhạc sĩ ...
Ra mắt album “The Shadow Of Jazz”, nữ nhạc sĩ Giáng Son đã tạo một bất ngờ thú vị khi trước đó khán giả nhớ tới chị là nhạc sĩ với những bản tình ca trữ tình, đằm thắm, đầy “lửa” ẩn sâu trong những giai điệu đẹp.Giáng Son đã có cuộc đối thoại âm nhạc với nhà lý luận phê bình Nguyễn Quang Long, người phụ trách mục Âm nhạc của ấn bản Stereo. NQL: Quan niệm trong sáng tác của Giáng Son? GS: Tôi cho rằng làm nghệ thuật nói chung và người sáng tác âm nhạc nói riêng là phải làm ra cái đẹp. Tôi chịu ảnh hưởng rất lớn từ âm nhạc cổ điển, những giai điệu trữ tình quá đẹp quá bất hủ khiến cho mọi người ở mọi thế hệ mê mẩn. Từ khi học trung cấp sáng tác, tôi đã luôn tâm niệm trong đầu là những giai điệu mình viết ra sẽ phải là những giai điệu đẹp (theo ý chủ quan của chính mình). Cái mình muốn vươn tới trong nghệ thuật sáng tạo đó chính là cái đẹp. NQL: Vậy cái đẹp trong âm nhạc, theo cách nghĩ của Giáng Son là gì? GS: Đó là nó làm con người bay bổng, lãng mạn hơn, hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp hơn, như người ta vẫn nói đó là hướng tới chân, thiện, mỹ. NQL: Khi sáng tác Giáng Son đặt mình ở tư thế nào: Sáng tác cho chính mình hay cho khán giả của mình? GS: Khi sáng tác quả thật tôi viết cho chính mình, theo đuổi những mong ước của mình, những đỉnh núi mà mình muốn vượt qua. Tôi ít khi bị chi phối bởi những giá trị giải trí không phù hợp với mình. NQL: Vậy Giáng Son có bao giờ có lo rằng tác phẩm mình viết cho chính mình như thế, ra đời không hòa được với tâm hồn của khán giả? GS: Đôi khi tôi cũng có lo lắng một chút về điều đó. Nhưng rồi thấy có rất nhiều tác phẩm của mình đã được sự đón nhận yêu thương đồng cảm lớn của khán giả nên nghĩ rằng những cảm xúc được viết ra từ trái tim sẽ đến nhanh chóng với trái tim! Chính điều đó cho Giáng Son sự tự tin viết ra những tác phẩm cho chính mình!
NQL: Giáng Son nói khi viết tác phẩm phải phụ thuộc vào cảm xúc. Nhưng cảm xúc thì rất nhiều người có, song sự thể hiện trong tác phẩm lại mỗi người mỗi khác, phải chăng kỹ thuật (hay thủ pháp) sáng tác cũng chi phối điều này? GS: Đúng, cảm xúc thì ai cũng có! Nhưng để thể hiện cảm xúc đó thì mỗi một nhạc sĩ hoặc nghệ sĩ đều có cách khác nhau. Đó là do tính cách, cá tính của từng nghệ sĩ. Kỹ thuật sáng tác của mỗi người cũng “nông-sâu” khác nhau. Điều đó mới tạo nên sự phong phú trong âm nhạc. NQL: Với Giáng Son, kỹ thuật sáng tác có vai trò thế nào? Và chị sử dụng như thế nào trong quá trình sáng tác? GS: Phải nói rằng với người sáng tác thì kỹ thuật sẽ giúp mọi người nhận ra ai là nhạc sĩ chuyên nghiệp và ai là nhạc sĩ tay ngang. Đối với những nhạc sĩ chuyên nghiệp thì chỉ cần một chủ đề ngắn vài nốt nhạc là sẽ có thể phát triển thành một bài hát hoặc một tác phẩm khí nhạc cân đối về hình thức và nhất quán về màu sắc âm nhạc, phát triển triệt để hết mức chủ đề âm nhạc đó. Nếu không có những kiến thức kỹ thuật đó sẽ làm cho tác phẩm lan man, mất cân đối và không có sự thống nhất chung về màu sắc âm nhạc. NQL: Vậy là khi sáng tác ca khúc, Giáng Son đã ít nhiều ảnh hưởng tư duy viết khí nhạc, hay nói chính xác hơn là viết cho thanh nhạc, giống như những bản romance chẳng hạn? GS: Có thể nói đúng là như vậy! Trong đa số các bài hát của tôi đều có quãng giọng rất rộng, lên tới 2 quãng 8. Điều đó gây khó khăn cho các ca sĩ rất nhiều. Chỉ có một số ít ca sĩ mới đủ quãng giọng để thể hiện các bài hát đó. Trong các bài hát thì giai điệu cũng hay có những bước nhảy quãng khá khó, thăng giáng bất thường... Nhưng điều đó khá gần với những bản romance cổ điển. NQL: Nhưng với khán giả họ không cần biết đến những kỹ thuật, họ vẫn thấy những ca khúc của Giáng Son có giai điệu dễ nghe, đằm thắm, đi vào lòng người… GS: Có thể đó là sự ảnh hưởng từ hai dòng dân gian Việt Nam và cổ điển châu Âu. Cả hai điều được tôi kết hợp trong một số ca khúc, như Giấc mơ trưa, Chút nắng vàng bay, Hà Nội 12 mùa hoa... Điều đó tạo cho khán giả cảm thấy vừa quen thuộc vì có chất dân gian nhưng lại vừa cảm thấy lạ lẫm vì chất cổ điển thính phòng của châu Âu.
NQL: Một tính cách âm nhạc đã được định hình mà khán giả thì gọi là "nữ tính", có phải chăng âm nhạc cổ điển tôn vinh giai điệu đẹp, lại kết hợp với chất dân gian dân tộc. Còn yếu tố nào nữa không? GS: À, còn chứ! Những người làm nghệ thuật thì chắc chắn không thể thiếu tâm hồn lãng mạn! Bên cạnh đó, với Giáng Son còn có sự trong sáng khi làm nghệ thuật. Theo tôi đã làm nghệ thuật là cống hiến không chút tính toán! NQL: Người ta cảm nhận thấy như được bay trên một thảm cỏ xanh mướt, như được lướt trên những cánh đồng lúa vàng với những cơn gió khi thả mình vào "Giấc mơ trưa", nhưng đó là những giai điệu trữ tình, là phong cách âm nhạc mà Giáng Son chọn để chinh phục khán giả, bước vào ngôi nhà âm nhạc với một cái tên vững vàng trong chừng 8 năm trước. Còn giờ đây, Giáng Son khám phá thế giới nhạc Jazz đầy “lửa” ngẫu hứng qua album “Bóng tối Jazz” phải chăng đây là sự phá cách, làm mới con đường âm nhạc của mình? GS: Quả thật hồi xưa tôi có nằm mơ cũng chẳng thể nghĩ mình sẽ có một album về Blues Jazz. “Bóng tối Jazz”, ra đời vì sự yêu thích đam mê dòng nhạc Blues Jazz, phần vì sự thử thách chính bản thân mình, xem mình có thể làm được điều mình muốn hay không?
“The Shadow of Jazz” đánh dấu sự trở lại thị trường băng đĩa âm nhạc sau 8 năm vắng bóng kể từ khi phát hành album vol.1 mang chính tên Giáng Son. 10 bài của album qua phần hòa âm nhạc của hai nhạc sĩ Vũ Quang Trung, Thanh Tâm đủ các phong cách như jazz pop, soul jazz, blues tới big band jazz, bossa nova… đã giúp cho Hà Trần, Tùng Dương có nhiều chất liệu và cơ hội để tung hứng giọng hát khoáng đạt đầy nội lực của họ. |
cheap toms outlet
prada bags uk
prada uk
mcm backpack for saleprada sale uk
prada bags uk
michael kors uk
cheap toms outlet
toms outlet
mulberry outlet