Mặc dù không phát triển chóng mặt như smartphone, song rất nhiều công nghệ từng được đánh giá trên TV cũng nhanh chóng “biến mất” bởi không có tính thực tế cao.

Hình ảnh 3D

Nổi lên từ sự xuất hiện của bộ phim bom tấn Avatar vào năm 2009, các mẫu TV 3D đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Và đến năm 2014 thì phần lớn TV trên thị trường đều được trang bị tính năng 3D. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây thì 3D dần bị thoái trào bởi có quá nhiều khuyết điểm, tạo cảm giác khó chịu khi xem liên tục, và kinh phí sản xuất phim 3D trực tiếp khá cao.

Vào năm 2016 thì hầu hết TV đời mới đã loại bỏ  tính năng 3D đã bị loại bỏ trong các mẫu TV đời mới, thậm chí không xuất hiện cả trên các dòng sản phẩm cao cấp có giá từ 30 triệu đồng trở lên như Samsung KS7000.

 

Samsung Evolution Kit/One Connect

Năm 2012, Samsung gây ấn tượng khá mạnh khi giới thiệu bộ Evolution Kit (hay còn gọi là One Connect) cho các TV cao cấp thuộc series 8, 9, có tác dụng hỗ trợ nâng cấp phần cứng mới mạnh mẽ hơn. Vấn đề của sản sản phẩm này nằm ở chỗ chỉ có thể nâng cấp bộ xử lý, trong khi đó linh kiện đóng vai trò quan trọng nhất đối với TV là tấm nền lại không thể thay thế.

Đến năm 2016, Samsung đã quyết định loại bỏ Evolution Kit khỏi các TV đời mới, và thay thế bằng One Connect Mini chỉ còn tác dụng như một thiết bị gắn ngoài mở rộng kết nối cho TV chứ không còn tích hợp cả chip xử lý bên trong.

 

Màn hình cong

Được quảng bá cùng thời điểm với công nghệ TV OLED vào năm 2013 bởi LG và Samsung đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người xem. Song những ưu điểm mà màn hình cong đem lại cho việc giải trí tại gia vẫn luôn là chủ đề tranh luận của giới chuyên gia. Mặt khác, phiên bản màn hình cong thường có giá cao hơn kha khá so với phiên bản màn hình phẳng ở cùng một dòng TV khiến trào lưu này không thật sử được ưa chuộng đối với những người tiêu dùng.

Hiện tại, Samsung là thương hiệu duy nhất vẫn tiếp tục theo đuổi màn hình cong trong các mẫu của mình, song số lượng cũng khá hạn chế. Còn LG đã chuyển dần sang màn hình phẳng, đặc biệt là ở dòng cao cấp như G6 và E6g, còn Sony thì cũng chỉ có dòng S Series.

 

Hệ điều hành FireFox OS

Cuộc đời của Firefox OS khá bấp bênh, từ khi không được hoan nghênh trên smartphone cho tới khi Panasonic công bố bắt đầu sử dụng trên các smart tv của họ từ năm 2014. Mặc dù được đánh giá cao về tính năng và giao diện, hệ điều hành của Mozilla vẫn thất bại do không thu hút được các nhà phát triển ứng dụng.

Lý do chính mà Firefox OS không đạt được thành công là do đối thủ Android TV cũng có mã nguồn mwor và thừa hưởng kho ứng dụng phong phú của Android phiên bản chuẩn. Còn Tizen và WebOS lại được Samsung và LG đầu tư kỹ lưỡng hơn, ra mắt sớm hơn khá nhiều.

 

Loa tích hợp chất lượng cao ở các mẫu cao cấp

Để xứng tầm với chất lượng hình ảnh thì các nhà sản xuất vẫn luôn cố gắng cải thiện chất lượng âm thanh của TV, đặc biệt là đối với dòng sản phẩm cao cấp. Song điều này không chỉ khiến giá bán của TV bị đội lên khá cao, mà cũng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Chẳng hạn như dòng X9400C đầu bảng của Sony năm ngoái lại dày hơn rất nhiều so với X9000C, chủ yếu là vì phải có không gian cho hệ thống loa từ lỏng cao cấp.

Về phía người dùng TV cao cấp thì luôn có xu hướng sử dụng các hệ thống loa ngoài chuyên dụng với chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều loa tích hợp của TV. Vậy nên phần lớn phần lớn các hãng TV hiện nay  đều không quá chú tâm đến việc tích hợp loa chất lượng cao cho TV để tối ưu các yếu tố còn lại dễ dàng hơn.