Trước sự phát triển vũ bão của nhạc số, nhiều người cho rằng đĩa than không có cơ hội khởi sắc. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên thị trường âm ...
Trước sự phát triển vũ bão của nhạc số, nhiều người cho rằng đĩa than không có cơ hội khởi sắc. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên thị trường âm nhạc 2014 đã cho thấy điều ngược lại.
Robert Roczynski - đại diện một nhà cung cấp đĩa than - cho biết họ luôn cố gắng đưa đĩa than trở lại.
Theo thống kê của Hiệp hội Thu âm Mỹ, doanh số của đĩa thanchỉ chiếm khoảng 2% trong thị trường âm nhạc nước này năm 2014. Song ở một góc nhìn khác, doanh số đĩa than đang tăng đến 49% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 8 triệu sản phẩm, trong đó lượng phần lớn khách hàng không phải những người có tuổi, mà tập trung vào nhóm người trẻ tuổi hiểu được chất lượng vượt trội của đĩa than. Quản lý của Quality Record Pressings – ông Gary Salstrom – cho biết hãng này đã phải đối mặt với tình trạng bất ngờ “cháy hàng” đĩa than trong đợt giảm giá Black Friday vừa qua, dù đã có kế hoạch đối phó với nhu cầu gia tăng bất thường. Trong khoảng 10 năm gần đây, nhu cầu của thị trường về đĩa than luôn tăng đều qua các năm.
Nhưng đó mới chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh. Đĩa than vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn nếu muốn tìm lại vinh quang. Vấn đề lớn nhất không phải nhu cầu từ thị trường, mà lại đến từ chính khâu sản xuất thứ hàng cổ điển này. Những máy móc để sản xuất ra đĩa than đã không còn được chế tạo trong nhiều thập kỷ nay, thậm chí tới 90% đĩa than thô trên toàn thế giới hiện nay đến từ một công ty mang tên Thai Plastic & Chemicals. Như vây, hơn 15 hãng thu âm vẫn xuất bản đĩa than đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do máy móc hỏng hóc bất cứ khi nào.
Thị trường âm nhạc Việt Nam 2 năm qua chứng kiến sự tăng trưởng của đĩa than qua hàng loạt chương trình trong nước được ghi âm trên định dạng này, với những nghệ sỹ hàng đầu như Nguyễn Ánh 9, Lê Dung, Ý Lan… cùng giá bán cả triệu đồng/sản phẩm nhưng vẫn được người nghe nhạc lùng mua. |