Bass trap, sub trap là một trong những loại phụ kiện quan trọng bậc nhất trong việc xử lý âm học cho phòng nghe, mà cụ thể ở đây là giúp triệt tiêu âm bass dư thừa, loại bỏ các hiện tượng tiêu cực liên quan đến dải trầm như ù rền, chồng lấn dải trung và cao, gây mất chi tiết.
Bass trap, sub trap (cũng thường được gọi là bẫy bass, bẫy sub) là loại phụ kiện âm học (tiêu âm), được thiết kế chuyên dụng để hấp thụ âm trầm dư thừa trong phòng nghe, giúp mang lại âm thanh cân bằng, chính xác và giàu chi tiết hơn, loại bỏ tiếng ù rền, mờ đục do âm bass quá nhiều và thừa thải.
Có 4 mục tiêu chính trong xử lý âm học:
- Ngăn sóng đứng (standing wave) và nhiễu âm làm ảnh hưởng đến đáp ứng tần số của phòng nghe hoặc phòng thu âm.
- Giảm hiện tượng ù trong phòng nhỏ và giảm thời gian dội âm trong phòng thu/thính phòng lớn.
- Tiêu hoặc tán âm trong phòng để tránh hiện tượng ù, tiếng vọng.
- Tránh cho âm thanh lọt ra ngoài phòng, nghĩa là không gây ảnh hưởng đến hàng xóm và tạp âm bên ngoài không chui vào phòng nghe/phòng thu.
Xử lý âm học có thể biến âm thanh ù rền, mờ đục trong một phòng nghe trở nên trong trẻo, sắc nét và chắc chắn. Có 2 hướng xử lý cơ bản là xử lý tiêu âm (absorber) và tán âm (diffussor). Trong tiêu âm có 2 loại:
- Một để điều khiển phản xạ của tần số cao và trung.
- Một loại gọi là "bass trap" (bẫy tiếng trầm) để tiêu âm có tần số thấp.
Đây là những bước xử lý rất quan trọng để tối ưu hiệu quả trình diễn và chất lượng âm thanh cho phòng nghe, cần được đầu tư nghiêm túc và bài bản để đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh được những tác dụng không mong muốn, làm giảm giá trị âm thanh vốn có của hệ thống. Sự nhiễu âm xảy ra khi sóng âm đập vào sàn, tường hay trần rồi đập vào nhau, đập vào cả sóng đang phát ra từ loa hoặc các nguồn khác. Nếu không được xử lý, nó sẽ tạo ra các "đỉnh" và "hố" trong đáp ứng tần số - chúng sẽ còn thay đổi khi chính người nghe di chuyển trong phòng, khiến chỗ này nghe mỏng, chỗ khác bass lại lùng bùng quá.
Một phần của sóng âm từ loa tiến đến bức tường, sàn và trần nhà sẽ bị bật ngược lại, đập vào các sóng khác cũng đang phát ra từ loa. Tùy vào kích thước của phòng và bước sóng của âm thanh, áp lực không khí của sóng phản xạ sẽ gia tăng thêm vào hoặc lấn lướt áp lực của sóng tiến ra từ loa. Tệ hơn, các vị trí khác nhau trong phòng sẽ phản xạ sóng khác nhau, một vài tần số bị đội lên còn số khác lại bị giảm xuống. Khi các sóng kết hợp thành pha và tăng cường cho nhau, mức tăng có thể lên đến 6 dB. Nhưng khi chúng kết hợp theo kiểu "đánh nhau", hố trong đáp ứng tần số sẽ càng nghiêm trọng hơn, giảm tới 25 dB hoặc hơn. Chú ý rằng ngay cả các loa nhỏ xíu bật ở âm lượng thấp cũng vẫn gặp các hiện tượng này.
Cách duy nhất để loại bỏ đỉnh và hố này là tránh nó, hay chí ít là giảm đi sự dội âm. Điều này có thể làm được bằng cách xử lý tiêu âm tần số thấp cho các góc, tường và bề mặt khác của phòng. Chúng được gọi là các "bass trap" (bẫy âm trầm). Ngoài việc giúp "làm phẳng" đáp ứng tần số thấp, bass trap còn giảm được hiện tượng ngân rung (làm nốt bass kéo dài hơn các nốt khác, khiến âm thanh mất sự rõ nét - người chơi thường gọi là bass kéo đuôi).
Nói chung, hầu hết các phòng nghe cần đặt bass trap ở mọi chỗ có thể. Người ta có thể làm một phòng "chết" bằng cách đặt tấm tiêu âm, nhưng chỉ hiệu quả ở tần số trung và cao, còn tần số thấp thì không thể tiêu âm hết. Hiệu quả của bass trap tùy vào vật liệu tiêu âm và diện tích bề mặt được xử lý. Ví dụ, 30% bề mặt (tường, sàn, trần) có bass trap thì giảm dội âm trầm hơn hẳn 5%. Người ta có thể đặt bass trap ở các góc phòng (gọi là cột chân voi) hoặc ở trên tường, trên trần.
Sub trap & Bass trap Artnovion
Với tầm quan trọng của việc tiêu âm bass dư thừa, các phương pháp xử lý cần được đầy tư kỹ lưỡng và bài bản. Ngược lại, các phương pháp sự lý tự phát bằng bass trap, sub trap tự chế thường rất khó mang lại hiệu quả tối ưu, thậm chí còn có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như làm hụt hẳn tiếng bass, giảm độ chi tiết và mất cân bằng âm thanh.
Giải pháp tối ưu cho vấn đề này chính là sử dụng bass trap, sub trap của những nhà sản xuất chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý phòng thu, phòng nghe, mà Artnovion (Bồ Đào Nha) là một ví dụ tiêu biểu. Các sản phẩm xử lý âm học của thương hiệu này được sử dụng rộng rãi trong các phòng thu âm chuyên nghiệp, các nhà hát nổi tiếng và những phòng nghe hi-end trên khắp thế giới. Các dòng bass trap, sub trap của Artnovion được tính toán, thiết kế chính xác để mang lại hiệu quả xử lý triệt để, giúp tối ưu chất lượng âm thanh ở mỗi căn phòng, trong khi gần như không gây ra bất kì hiệu ứng tiêu cực nào.
Bass trap của Artnovion có rất nhiều dòng khác nhau, được thiết kế để sử dụng cho cả tường, trần nhà và góc phòng. Nền tảng của các tấm âm học này là những công nghệ vật liệu và kỹ thuật tiêu âm tiên tiến nhất hiện có của Artnovion. Trong đó, nổi bật phải kể đến công nghệ tiên tiến mang tên Tuneable Pistonic Diaphragmatic Absorber (TPDA), cho phép điều chỉnh hiệu năng xử lý âm trầm để phù hợp với từng điều kiện, phòng nghe cụ thể, mang lại hiệu quả rõ rệt ngay cả với dải siêu trầm (dưới 40Hz).
Đại diện của Artnovion cho biết: "TDPA là cách tiếp cận mới của chúng tôi trong việc xử lý dải trầm cho phòng nghe. Trong đó, thiết kế của chúng tôi cho phép hiệu chỉnh mức độ hấp thụ âm bass của các tấm bass trap, đảm bảo đạt được hiệu quả chính xác trong tính toán và xử lý âm học cho phòng nghe. Đây là những sản phẩm âm học duy nhất trên thị trường hiện nay có thể điều chỉnh hiệu năng và phạm vi hấp thụ, cũng như tác động hiệu quả với cả dải tần số dưới 40Hz."
Các tấm bass trap, sub trap của Artnovion thường có dạng khối trụ tam giác (dùng cho góc phòng), hoặc dạng tấm phẳng (dùng cho tường, trần nhà), bên trong được chia làm các khoang độc lập, với nhiều lớp bịt kín được trang bị các màng lọc âm thanh độc lập có thể điều chỉnh được để thay đổi mức độ hấp thụ. Bên trong sản phẩm còn được bổ sung thêm một lõi hút âm hiệu suất cao. Một đặc điểm khác của các tấm bass trap này là người dùng có thể điều chỉnh các màng lọc nhằm thay đổi phạm vi tác động về mặt tần số để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Về mặt kỹ thuật, bass trap của Artnovion được thiết kế để xử lý âm bass dư thừa ở 2 quãng tần số phổ biến là 40 - 60 Hz và 60 - 80 Hz (phổ biến và thường gặp vấn đề nhất ở hầu hết các phòng nghe). Kích thước của các tấm âm học này cũng rất đa dạng để phù hợp cho các nhu cầu và điều kiện lắp đặt khác nhau, trong khi vật liệu, màu sắc và thiết kế bên ngoài cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính thẩm mỹ, sang trọng và tinh tế cho không gian căn phòng, biến các phụ kiện âm học trở thành những món đồ trang trí mang đậm tính nghệ thuật, thay vì chỉ đơn thuần là các sản phẩm xử lý âm thanh nặng nề và kệch cỡm thường thấy.
Nhà phân phối Artnovion tại Việt Nam: HiFi World.