Để hệ thống dây dẫn có thể phát huy được hết giá trị của mình, giúp dàn âm thanh "tỏa sáng", thì vấn đề không chỉ là bỏ tiền đầu tư bộ cáp âm thanh thật tốt, mà còn là cách sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa.

Như chúng ta đã biết, dây dẫn (đặc biệt là dây dẫn cao cấp) là một trong những thành phần quan trọng và cốt yếu nhất trong mỗi hệ thống âm thanh, góp phần quan trọng trong việc quyết định đến hiệu năng trình diễn và chất lượng âm thanh của hệ thống. Do đó, khi đã bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để đầu tư cho hệ thống cáp âm thanh chất lượng cao, chúng ta cũng cần có những lưu ý đặc biệt trong cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. CHẠY RÀ

Chạy rà (hay burn in) là phương pháp được dùng phổ biến với rất nhiều loại máy móc, thiết bị, từ điện tử cho tới cơ khí. Việc chày rà các sản phẩm này trước khi đưa vào sử dụng chính thức giúp cho những công năng của chúng vận hành một cách trơn tru, chính xác và dần đạt đến hiệu năng và chất lượng cao nhất. Trong lĩnh vực âm thanh, burn in là một phương pháp quan trọng bậc nhất để tối ưu có thiết bị như loa hay dây dẫn. Các loại cáp âm thanh từ dây nguồn, dây tín hiệu và dây loa đều cần được chạy rà kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Cách hiểu đơn giản nhất của vấn đề này chính là khi mới được xuất xưởng, các vật liệu dẫn và cả vật liệu điện môi của dây cáp âm thanh chưa có thực sự ổn định, chưa có được sự tương tác tốt với nhau, dẫn đến hiệu năng truyền dẫn không đạt được mức cao nhất, đôi khi còn có thể phát sinh một số nhiễu loạn không đáng có. Theo Nordost - nhà sản xuất dây dẫn hàng đầu thế giới, cáp âm thanh mới cần có từ 168 giờ chạy rà trước khi đưa vào sử dụng, thậm chí các dòng cáp cao cấp cần tới 336 giờ chạy rà. Để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chạy rà một cách triệt để, người dùng được khuyến cáo sử dụng các loại máy chạy rà chuyên dụng để burn in dây dẫn, nổi tiếng nhất phải kể đến Nordost Vidar. 

2. CẮM DÂY THEO ĐÚNG CHIỀU

Khác với dây điện thông thường, các dòng cáp âm thanh cao cấp thường được thiết kế tối ưu để truyền dẫn tín hiệu theo một chiều nhất định. Một số hãng như Nordost còn quy định rõ chiều của dây dẫn ngay từ lúc sản xuất. Bởi lẽ, ngoài vai trò truyền dẫn dòng điện, dòng tín hiệu, cáp âm thanh còn được trang bị nhiều công nghệ chống nhiễu, khử nhiễu tiên tiến. Những cấu trúc này đã được thiết kế theo 1 chiều dòng điện quy ước và chỉ hoạt động thực sự hiệu quả khi được sử dụng theo đúng chiều thiết kế đó. Thêm vào đó, một số cấu trúc truyền dẫn đặc biệt trên dây được thiết kế có dạng như đi-ốt, chỉ do dòng tín hiệu di qua theo một chiều. Do đó, khi cắm dây và sử dụng, người dùng cần lưu ý về chiều quy định của dây dẫn, và cắm đúng theo chiều đó để dây phát huy tốt nhất.

3. VỆ SINH JACK (ĐẦU CẮM)

Jack cắm luôn là vị trí quan trọng và dễ bị tổn thương, xuống cấp nhất của mỗi dây dẫn. Do đó, cách tốt nhất là luôn bảo vệ và thường xuyên vệ sinh đầu cắm của cáp âm thanh. Ngoài việc vệ sinh thông thường bằng vải mềm, sạch, được làm ẩm, người dùng còn có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh cáp chuyên dụng như Nordost Eco 3X xịt lên vải khô để lau chùi jack cắm và dây dẫn, nó vừa có tác dụng làm sạch, vừa có tác dụng khử tĩnh điện trên dây.

4. CHỐNG RUNG

Rung chấn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễu loạn và phát sinh nhiễu, làm giảm chất lượng âm thanh, đối với dây dẫn cũng vậy. Người dùng được khuyến cáo kê cáp âm thanh lên các tấm kê để cách ly chúng với mặt sàn, vừa hạn chế được rung chấn, vừa tránh được các tác nhân nhiễu từ môi trường ngoài. Người dùng có thể sử dụng tấm kê tự chế, hoặc các sản phẩm kê dây chuyên dụng từ các nhà sản xuất hàng đầu như Nordost Sort Lift.

5. KHỬ TĨNH ĐIỆN

Trong quá trình sử dụng, sẽ không tránh khỏi nhiễu từ, nhiễu tĩnh điện tích tụ trên dây dẫn. Để có được chất lượng âm thanh tốt nhất, chúng ta cần khử nhiễu tĩnh điện cho dây. Ngoài cách sử dụng dung dịch lau chùi Nordost Eco 3X để khử tĩnh điện như ở trên, dây dẫn sẽ đạt được hiệu quả chống nhiễu tốt nhất khi được sử dụng với các thiết bị lọc/khử nhiễu chuyên dụng như ổ cắm Nordost QB, lọc điện Qx, khử nhiễu Qk, Qv ...