Harman Kardon SoundSticks III
- 0
-
0chia sẻ
-
Thiết kế
Chúng tôi gần như không nhận ra bất cứ sự thay đổi đáng kể nào trên bộ loa SoundSticks thế hệ 3 so với hai thế hệ trước đó, vẫn được thiết kế lớp vỏ trong suốt giúp dây dẫn và bo mạch bên trong được khoe một cách khéo léo, điển hình như các tụ ở cục subwoofer được hàn cẩn thận, thẳng tắp. Lớp vỏ trong suốt cũng giúp Harman Kardon đưa vào subwoofer một hệ thống đèn LED xanh dương có cường độ sáng dịu dàng hơn các thế hệ trước, rất thích hợp để sử dụng trong phòng có ánh sáng yếu.
Video mở hộp SoundSticks III
Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng thấy được Harman Kardon đã đầu tư công sức thiết kế khá nhiều cho một bộ loa máy tính phổ thông giá chỉ trên dưới 4 triệu đồng. Một số người cho rằng thiết kế của SoundSticks rất hợp với máy tính Apple Macbook ở sự tinh tế. Hai loa con của SoundSticks được thiết kế chân đế hình tròn nhỏ, song vẫn có độ chắc chắn và độ bám mặt phẳng khá tốt, đồng thời cho phép điều chỉnh góc loa theo vị trí ngồi. Đây cũng là điểm duy nhất để phân biệt với thế hệ II, do Harman Kardon đã bổ sung phiên bản chân màu đen, bên cạnh màu bạc truyền thống. Song quá trình sử dụng cần tránh để bị rơi, do lớp nhựa không khó bị xước xát, và bụi bẩn cũng có thể bị lọt vào trong, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Nút điều chỉnh công suất bass cũng chỉ có mặt trên cục sub, nên sẽ gây chút phiền toái với một số người muốn thay đổi chất âm theo từng loại nhạc. Setup SoundSticks III vẫn được thiết kế theo mô hình 2.1, gồm 2 loa vệ tinh cao khoảng 25cm có 4 loa toàn dải nhỏ kích thước 1inch và 1 loa subwoofer cỡ 6inch, với tổng công suất khoảng 40W (theo NSX). Loa subwoofer được thiết kế hướng xuống sàn và lỗ thoát khí xuống nên trên để tối ưu âm thanh. Dù là một bộ loa máy tính, song việc setup SoundSticks không nên cẩu thả. Vị trí loa con nên đặt cách nhau và cách người nghe khoảng 80cm, với góc hướng tới 2 bên tai. Vị trí đặt subwoofer là phần khó khăn hơn, và thường là nguyên nhân khiến SoundSticks bị chê thiếu hụt dải trầm. Chúng tôi thử đặt sub trong góc phòng, cách tường khoảng 10-15cm và cách vị trí nghe khoảng 2 mét để có được âm thanh khá ưng ý. Việc đặt subwoofer ở gần hơn sẽ làm giảm độ sâu cũng như uy lực của dải trầm. Trình diễn
Video thử SoundStick III
Không giống như phiên bản SoundSticks thế hệ thứ nhất sử dụng kết nối USB nên có tích hợp sẵn soundcard bên trong, phiên bản thứ hai và ba của dòng loa này chuyển qua sử dụng giắc âm thanh 3,5mm và chỉ còn tích hợp amplifier tối ưu. Điều này tạo cho người dùng cơ hội được nâng cấp hệ thống âm thanh bằng cách sử dụng nguồn phát tốt hơn. Trong bài viết lần này, chúng tôi sử dụng soundcard Musiland Moli khá nổi tiếng trong phân khúc dưới 2 triệu đồng có chất âm khá mượt mà, truyền cảm và sạch sẽ. Ưu điểm của SoundSticks III là tận dụng được mô hình 2.1 dĩ nhiên là dải trầm khá ấn tượng so với quan niệm về loa máy tính thông thường. Dải trẩm thể hiện được chiều sâu và uy lực không kém các dàn âm thanh mini Nhật vẫn được ưa chuộng hiện nay, song số lượng bass có phần không nhiều để đáp ứng các dòng nhạc như Pop, Rock. Việc chúng tôi chọn soundcard Moli cũng khiến dải trầm trở nền mềm mại hơn so với khi ghép cùng ooAoo SQ210A+, đem lại cảm giác thoải mái khi nghe liên tục trong thời gian dài. Hệ thống này còn tỏa sáng ở dải trung âm trong trẻo, chi tiết, mộc mạc và không gian khá rộng rãi, tách bạch nhờ sử dụng nhiều loa toàn dải được bố trí hợp lý. Trong bài Walk in the air do Yao Si Ting thể hiện, SoundSticks thể hiện có phần hơi khô và mỏng. Rõ ràng bộ loa này hợp hơn với giọng nam trầm như Johnny Cash. Đến với dải cao, SoundSticks III vẫn khó thể hiện được dải cao long lanh, mà tập trung vào thể hiện phần trung cao chi tiết, dễ nghe, hòa hợp với phong cách của dải trầm.
Bình luận