Element Fire là cặp loa nhỏ nhất dạng bookshelf của dòng Element, dòng loa mang tính đột phát của Totem Acoustics (Canada). Fire gồm 2 driver, 2 đường tiếng, thiết ...
Element Fire là cặp loa nhỏ nhất dạng bookshelf của dòng Element, dòng loa mang tính đột phát của Totem Acoustics (Canada). Fire gồm 2 driver, 2 đường tiếng, thiết kế kiểu thùng hở với lỗ hơi đặt phía sau dạng flare, loe dần ra ở phần miệng ống. Cặp loa sử dụng bộ cọc đôi (bi-wire) chất liệu platinum cao cấp của W.B.T. Diver của Fire thuộc loại đặc biệt, được phát triển riêng cho dòng Element. Đảm trách phần trung trầm là 1 driver Torrent 7 inch có màng ghép nhiều lớp. Mặt phía trước là một lớp polypropylene mỏng, mặt sau là 3 lớp vật liệu khác nhau có tác dụng triệt rung và ổn định màng. Totem sử dụng một hệ thống nam châm đặt trong khối hình học đặc biệt có khả năng tạo ra từ lực rất lớn để kiểm soát hoạt động của hệ màng loa trên. Woofer Torrent được chế tạo hoàn toàn bởi Totem, đây cũng là loa woofer khá đặc biệt bởi riêng phần vật liệu nam châm đã có chi phí cao hơn nhiều driver được cho là hi-end trên thị trường. Riêng phần lõi từ cũng khác người. Thay vì cuốn trên lõi tròn, Totem sử dụng một tiết diện vuông dạng chữ thập để loại bỏ khoảng hở giữa các vòng dây và tối đa hóa mật độ dòng. Loa tweeter cũng là một thiết kế độc quyền khác của Totem, lần đầu xuất hiện trong series Tribe. Tweeter có hiệu năng làm việc cao với thiết kế làm mát bằng không khí cùng dome loa bằng titanium mở rộng góc tỏa âm. Cả 2 driver trên Fire đều được thiết kế để tạo ra những góc tỏa âm cực lớn. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên sự khác biệt của series Element là thiết kế thùng loa hoàn toàn mới. Các cạnh loa được vuốt thuôn về hướng đỉnh và phần hậu sao cho không có bất cứ mặt nào song song với nhau. Thiết kế này hướng đến việc triệt tiêu toàn bộ sóng đứng và giảm tối đa cộng hưởng thùng. Mặt loa được phủ tới 4 lớp polyester và đánh sơn mài bóng. Vỏ thùng được làm bằng hợp chất với mật độ được tính toán cụ thể giữa sợi thủy tinh và carbon, thay vì hạn chế, thiết kế hướng tới việc kiểm soát và phân tán các tần số cộn hưởng theo tính toán có lợi nhất về mặt âm học. Nhà thiết kế Vince Bruzzese đã phát triển bộ chia phân tần theo hướng crossoverless, có nghĩa là tối giản hóa các chi tiết linh kiện. Theo đó, loa woofer được kết nối tực tiếp tín hiệu từ ampli mà không qua bất kỳ tụ, trở hay cuộn cảm nào. Tuy nhiên, vẫn hiện diện một mạch phân tần cực kỳ dơn giản gồm 2 tụ điện để cắt cho dải cao sao cho phù hợp với chu kỳ sóng sin của driver chính. Với những nét độc đáo trong thiết kế, Fire có khả năn trình tấu âm thanh đầy ấn tượng. Lần đầu tiên nghe cặp loa này tại CES, tôi không thể tin được âm nhạc được tái hiện từ một cặp bookshelf nhỏ, 2 đường tiếng bởi âm hình của nó quá rộng cùng độ động gần như không có giới hạn:Totem Element Fire: Cello/Vocal
Âm sắc của nhạc cụ cổ điển, từ bộ dây tới bộ gõ được thể hiện trung thực. Tiếng đàn dây, tiếng piano được sắp đặt với âm hình 3D rất rõ ràng trong không gian phòng nghe, cặp loa biến mất hoàn toàn. Hình âm của loa mở rất rộng theo 3 chiều kích thước khiến người nghe có cảm giác đang đắm chìm trong một khu vườn âm nhạc lộng lẫy. Cùng lắng nghe bản La campanella do Frank Liszt soạn lại từ tác phẩm cùng tên của Paganini để cảm nhận rõ hơn:Totem Element Fire: Piano
Khi được đánh bởi ampli có dòng lớn, Fire 3 cho thấy một nguồn năng lượng âm thanh tuôn trào như dòng thác. Màn solo trống dưới đây vừa thể hiện độ chi tiết của Fire, vừa thể hiện độ động cao hiếm thấy của một đôi loa bookshelf:Totem Element Fire: Drum solo
Nhờ kết cấu thùng tốt và loa woofer lấy tín hiệu trực tiếp từ ampli nên tiếng trầm của Fire nhất nhanh, mạnh mẽ và chi tiết, không bị lùng, kéo đuôi. Cặp loa này phù hợp để chơi với nhiều thể loại nhạc khác nhau, và thực sự tỏa sáng với dòng nhạc classic, jazz hay new-age.