Trong thế giới âm thanh, "độ nhạy loa" là một thuật ngữ quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thực sự của những con số đằng sau nó. Trong bài viết này, chuyên gia đến từ thương hiệu Dynaudio nổi tiếng sẽ chia sẻ ý nghĩa của thuật ngữ đó đến với độc giả.
Độ nhạy loa là gì?
Để nói một cách đơn giản, độ nhạy loa chính là chỉ số cho biết loa sẽ phát ra âm thanh to đến mức nào khi được cung cấp một lượng điện áp nhất định. Dù có vẻ như là một chỉ số quan trọng, nhưng thực tế cho thấy, độ nhạy của các loa cùng loại và kích thước thường khá tương đồng, chỉ chênh lệch vài dB.
Nếu bạn sở hữu loa kèn, loa tĩnh điện hay loại loa đặc biệt khác, thì tình hình sẽ có đôi chút khác biệt. Nhưng đối với loa truyền thống với thùng loa hình hộp, kích thước chính là yếu tố thực sự quyết định đến độ nhạy.
Trái với suy nghĩ thông thường, một chiếc loa có kích thước lớn hơn lại dễ dàng phát ra âm thanh to hơn khi cùng một lượng điện áp được cung cấp. Tất nhiên, loa lớn cũng có khả năng chịu đựng công suất lớn hơn, nghĩa là nếu bạn muốn tận dụng tối đa khả năng trình diễn của loa, bạn sẽ cần chiếc ampli có công suất mạnh hơn. Bù lại, nếu chỉ cần nghe nhạc ở mức âm lượng nhất định, loa lớn sẽ yêu cầu ít công suất hơn để vận hành.
Về chỉ số dB
Quay lại với chỉ số dB, cần lưu ý rằng tăng 3 dB đồng nghĩa với việc tăng gấp đôi công suất đầu vào. Vì vậy, nếu loa kém nhạy hơn 3 dB, nó sẽ cần gấp đôi công suất để hoạt động. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, hầu hết loa có độ nhạy chỉ chênh lệch vài dB, nên – đặc biệt nếu bạn có một ampli tốt – đây thường không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Trong quá khứ, độ nhạy thường được xác định dựa trên 1 watt đầu vào. Ngày nay, theo tiêu chuẩn IEC, chúng ta sẽ sử dụng 2.83 volt. Lý do là 2.83 volt với trở kháng 8 ohm tương đương với 1 watt. Tuy nhiên, vấn đề là trở kháng loa lại thay đổi theo tần số và có thể khác so với trở kháng danh nghĩa chính thức (hay mức trở thường được nhà sản xuất công bố). Do đó, việc đo lường dựa trên điện áp đầu vào sẽ chính xác hơn.
Điều chỉnh âm lượng và độ nhạy loa
Việc tăng âm lượng của ampli thực chất là đang tăng điện áp cung cấp cho loa, không phải công suất. Công suất là kết quả của việc điều chỉnh điện áp và trở kháng loa sẽ quyết định lượng công suất chạy qua ampli. Do đó, việc xác định thông số kỹ thuật dựa trên điện áp sẽ chính xác hơn.
Chỉ số độ nhạy là một con số tương đối. Độ nhạy sẽ không chỉ ra âm lượng của âm nhạc trong phòng khách của bạn, vì bạn mới là người có quyền kiểm soát âm lượng. Ở đây, độ nhạy chỉ giúp bạn có một điểm tham chiếu để so sánh giữa các loa. Và điểm tham chiếu đó được tính như sau: 1.00 watt = 8 ohm hoặc 2.83 volt, đảm bảo mọi người đều sử dụng cùng một điểm tham chiếu.
Cách đo độ nhạy của loa
Phương pháp tiêu chuẩn để đo độ nhạy là trong môi trường câm và loại bỏ mọi ảnh hưởng của phòng. Đôi khi bạn sẽ thấy loa có độ nhạy cao được xếp vào mức cao, nhưng đó chỉ là độ nhạy trong phòng nghe bình thường và có thể cao hơn tới 6 dB so với đo lường trong phòng câm. Vì vậy, việc đảm bảo các phép đo được thực hiện theo cách thống nhất là quan trọng.
Với những điều đã nêu, có thể thấy gần không có "nhu cầu" cụ thể nào về độ nhạy loa. Do đó, nhu cầu về độ nhạy loa của người dùng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như phòng nghe, nội dung âm nhạc được phát, mức âm lượng mong muốn... Theo chuyên gia Dynaudio, việc nên làm của mọi người chính là hãy sử dụng lý trí và xem xét cách loa được sản xuất. Dĩ nhiên, nếu bạn muốn phát âm thanh to trong phòng lớn, đừng nên chọn loa nhỏ.
Tại Việt Nam, các sản phẩm Dynaudio được phân phối thông qua nhà phân phối chính thức Aptronics.
Nhà phân phối: Aptronics
Đại lý TP.HCM: Hifi Store
Đại lý Hà Nội: Hifi Life