Lần đầu tiên trong lịch sử , các bác sĩ phát hiện một nữ bệnh nhân sản xuất rượu một cách tự nhiên trong bàng quang của chính mình. Không cần phải dùng bất cứ thức uống có cồn nào, người phụ nữ này cũng... đi tiểu ra rượu.
Tình trạng trên được các nhà nghiên cứu gọi là 'hội chứng lên men bàng quang' (bladder fermentation syndrome) hoặc 'hội chứng tự sinh ra rượu trong cơ quan tiết niệu' (urinary auto-brewery syndrome).
Điều này tương tự với tình trạng cực kỳ hiếm gặp khác, là 'hội chứng đường ruột lên men' (auto-brewery syndrome). Hội chứng này sẽ khiến bệnh nhân không thích gặp cảnh sát giao thông lắm đâu vì nồng độ cồn trong máu sẽ khoảng 400 mg/dl, vượt rất nhiều so với mức quy định.
Nhưng đây là lần đầu tiên các bác sĩ phát hiện hội chứng tạo ra rượu từ đường nước tiểu và nó hoàn toàn chưa có tiền lệ, rượu chỉ được sinh ra trong bàng quang và đào thải ra ngoài chứ không đi vào máu.
Điều này được phát hiện khi một người phụ nữ 61 tuổi đến Bệnh viện Trung tâm Y tế Pittsburgh trong tình trạng bị tiểu đường mãn tính và tổn thương gan để đặt vào danh sách chờ ghép gan. Các kết quả xét nghiệm nước tiểu của bà ấy luôn dương tính với ethanol nhưng kết quả xét nghiệm huyết tương với ethanol và kết quả xét nghiệm nước tiểu đối với ethyl glucuronide và ethyl sulfate (là chất chuyển hóa của ethanol) đều âm tính. Hơn nữa, nước tiểu của bà còn có mật độ glucose cao quá mức cho phép cùng với một lượng nấm men.
Sau đó, sự thật mới được tiết lộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm men đã lên men đường trong bàng quang của bệnh nhân, khiến người phụ nữ này đi tiểu ra rượu. Chủng nấm được xác định có tên là Candida glabrata, một loại men tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể con người, mặc dù đa số chúng ta không có đủ nó để tự lên men đường trong cơ thể.
Dựa trên phát hiện này, các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân đã thất bại trong việc kiểm soát tình hình. Trước tình thế này, các bác sĩ khuyên bệnh nhân này không nên ghép gan nữa vì chưa có bất cứ tiền lệ nào.
Trên thực tế, biểu hiện tự sinh rượu trong cơ thể thường dễ bị các bác sĩ bỏ qua trong quá trình khám lâm sàng. Ngay cả khi đọc xét nghiệm, nhiều người sẽ kết luận rằng bệnh nhân của đang nói dối và che giấu tình trạng nghiện rượu.
"Các bác sĩ lâm sàng cần phải tập trung đọc kỹ tiểu sử bệnh của bệnh nhân, đồng thời chý ý đến các kết quả xét nghiệm không phù hợp và điều tra thêm về chúng", nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Pittsburgh cho biết.
Nguồn: sciencealert