Trong khi đại đa số người dân ủng hộ việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam vốn luôn thuộc quyền quản lý của Nhà nước, thì nhiều nghệ ...
Trong khi đại đa số người dân ủng hộ việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam vốn luôn thuộc quyền quản lý của Nhà nước, thì nhiều nghệ sĩ tên tuổi gắn bó cuộc đời tại cơ quan này lại kịch liệt phản đối. Sau hơn 20 năm làm ăn thua lỗ, các tác phẩm dưới sự bảo trợ của Nhà nước đều bị hầu hết khán giả quay lưng đã khiến cho Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) không thể tiếp tục duy trì tình trạng hoạt động, và việc cổ phần hóa giống như là một sự đổi mới tất yếu. Sau khi xuất hiện trên sàn giao dịch được hơn 2 tuần, VFS đã được Tổng công ty Vận tải Thủy thu mua với giá là 32,5 tỷ đồng, cho tới nay tiến trình cổ phần hóa đã hoàn tất khoảng 90%. Sẽ không có gì đáng nói nếu như đồng loạt các nhà làm nghệ thuật tên tuổi lên tiếng phản đối việc làm này .
Họa sĩ Vũ Huy
Họa sỹ Vũ Huy, người tham gia ban cổ phần hóa cho rằng việc một chủ kinh doanh vận tải biển lại quay ra làm nghệ thuật là một điều đáng buồn. “Việc nhà nước bỏ lơi đi để bán đi một hãng phim trong tình trạng tư nhân của Việt Nam không phát triển như nước ngoài, mà gần như không có đội ngũ chuyên nghiệp trong hệ thống tư nhân thì tôi thấy đó là tín hiệu buồn, không có gì vui”, ông Huy chia sẻ với BBC tiếng Việt hôm 25/4.
NSND Minh Châu
NSND Minh Châu tỏ ra vô cùng bức xúc trước thông tin cổ phần hóa VFS. Mặc dù đã về hưu, nhưng 40 năm gắn bó và làm việc tại số 4 Thụy Khuê khiến bà không nỡ rời ngôi nhà thứ 2 này. Bà cho rằng, đó là nơi đã sáng tạo ra biết bao tác phẩm kinh điển, đóng góp vô cùng lớn cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà. “Một chốc, một lát bảo hủy là hủy, bảo bán là bán, bảo chuyển đổi là chuyển đổi như vậy đâu có được, chúng tôi biết phải làm gì bây giờ trước quyết định này!”, nghệ sĩ Minh Châu phản ứng gay gắt trước tình trạng này.
NSND Phạm Nhuệ Giang
Tương tự, NSND Phạm Nhuệ Giang cho là việc cổ phần hóa VFS là việc cần phải làm, nhưng tại sao không chọn một đơn vị nào đó có kinh nghiệm về phim ảnh ở Việt Nam mà lại chọn một công ty mà chỉ cần nghe tên đã biết là không liên quan gì đến nghệ thuật.
Cơ sở vật chất của Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê đã xuống cấp trầm trọng.
Song, đại đa số công chúng đều ủng hộ quyết định cổ phần hóa các hãng phim truyện của Nhà nước. Tuy rằng, người tiên phong trong truyện này là Hãng phim Truyện I, đã hoàn tất việc cổ phần năm 2009, chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhưng không thể khẳng định sự thất bại của cổ phần hóa. Nhiều người cho rằng việc cắt “bầu sữa” của các hãng phim Nhà nước sẽ thúc đẩy các nghệ sĩ phải sáng tạo hơn nữa, nhằm đem lại không chỉ giá trị nghệ thuật mà còn cả giá trị vật chất. Cổ phần hóa giống như cánh cửa giúp các nhà làm phim hướng tới cơ chế mở cửa thị trường, cạnh tranh công bằng với các hãng phim tư nhân khác, chứ không thể mãi “bình thản” ăn lương Nhà nước, mặc cho giá trị tài sản mình tạo ra không tương đương với vốn đầu tư ban đầu.