Trái với dự đoán, lượng khí thải CO2 toàn cầu đã không hề tăng lên vào năm 2019 nhờ vào hiệu quả của các nguồn năng lượng tái tạo và các yếu tố khác theo một nghiên cứu vừa được công bố.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy lượng khí thải CO2 toàn cầu từ các nguồn năng lượng không thay đổi ở mức 33 nghìn tấn vào năm 2019 ngay cả khi nền kinh tế thế giới mở rộng 2,9% so với năm 2018.
Điều này chủ yếu là do giảm phát thải từ sản xuất điện ở các nước phát triển, nhờ vai trò mở rộng của các nguồn năng lượng tái tạo (chủ yếu là gió và mặt trời), tỉ lệ các nhà máy than giảm xuống và lò điện hạt nhân tăng lên. Các yếu tố khác bao gồm thời tiết ôn hòa hơn ở một số quốc gia (để yêu cầu làm mát hoặc sưởi ấm giảm xuống) và tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở một số thị trường mới nổi.
Giảm đáng kể lượng khí thải ở các nền kinh tế tiên tiến trong năm 2019 là sự hỗ trợ tăng trưởng cho những nơi khác. Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm phát thải lớn nhất trên thế giới, với mức giảm 140 triệu tấn, tương đương 2,9%. Lượng khí thải của Mỹ hiện giảm gần 1 nghìn tấn so với mức đỉnh năm 2000.
Phát thải ở Liên minh châu Âu đã giảm 160 triệu tấn, tương đương 5%, trong năm 2019 do sự cắt giảm trong ngành điện. Khí tự nhiên lần đầu tiên sản xuất nhiều năng lượng hơn than, trong khi đó, điện chạy bằng sức gió gần như bắt kịp với nhiệt điện.
Lượng khí thải của Nhật Bản giảm 45 triệu tấn, tương đương khoảng 4% - tốc độ giảm nhanh nhất kể từ năm 2009, do sản lượng từ các lò phản ứng hạt nhân được khởi động lại gần đây tăng lên.
Phát thải ở phần còn lại của thế giới đã tăng gần 400 triệu tấn vào năm 2019, với gần 80% mức tăng từ các quốc gia ở châu Á nơi sản xuất điện đốt than tiếp tục tăng.
Trên khắp các nền kinh tế phát triển, khí thải từ ngành điện đã giảm xuống mức nhìn thấy lần cuối vào cuối những năm 1980, khi nhu cầu điện thấp hơn một phần ba so với hiện nay. Sản xuất nhiệt điện ở các nước phát triển giảm gần 15% do tăng trưởng năng lượng tái tạo, chuyển đổi từ than sang khí đốt, tăng năng lượng hạt nhân và nhu cầu điện thấp hơn.
Tiến sĩ Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA cho biết, sự ngăn chặn sự tăng trưởng phát thải này là cơ sở cho sự lạc quan rằng chúng ta có thể giải quyết thách thức khí hậu trong thập kỷ tới. Đây là bằng chứng cho thấy việc chuyển đổi năng lượng sạch đang được tiến hành và đó cũng là một tín hiệu cho thấy chúng ta có cơ hội chuyển kim khí thải một cách có ý nghĩa thông qua các chính sách và đầu tư triển vọng hơn.