Những thay đổi ở Nam Cực ảnh hưởng như thế nào đến phần còn lại của thế giới khi trái đất ấm dần lên trong tương lai vẫn còn là điều bí ẩn.
Các nhà khoa học đã đào sâu vào lịch sử hình thành của các dải băng ở Nam Cực và phát hiện ra bằng chứng xác thực của hiện tượng băng tan chảy “cực đoan” khiến cho mực nước biển dâng lên nhanh chóng và đáng báo động. Diễn ra cách đây hơn 100.000 năm, các nhà khoa học thấy được băng tan là dấu hiệu cho việc thay đổi khí hậu, phần lớn được gây ra bởi sự gia tăng nhiệt độ ít hơn 2°C (3.6°F), chạm mức giới hạn trên của Thỏa thuận chung Paris.
Các nhà khoa học tại Đại học New South Wales Sydney của Úc đã bắt đầu nghiên cứu trạng thái của khối băng Tây Nam Cực trong một khoảng thời gian được gọi là Last Interglacial
Công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khọa học của Đại học New South Wales Sydney của Úc, nơi hội tụ những người có kinh nghiệm nghiên cứu trạng thái của khối băng Tây Nam Cực trong một giai đoạn được gọi là Last Interglacial, diễn ra vào khoảng 129.000-116.000 năm trước. Vào khoảng thời gian này, nhiệt độ nước biển ấm hơn nhiệt độ hiện tại khoảng 2°C, rất lý tưởng để nghiên cứu về tác động của sự ấm lên toàn cầu đến mực nước biển và hiện tượng băng tan trong khu vực.
Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã tận dụng vùng băng xanh, nơi được tạo ra bởi những cơn gió mạnh thổi qua các ngọn núi, làm bay lớp tuyết trên cùng, gây xói mòn lớp băng ngay bên dưới. Khi điều này xảy ra, lớp băng cổ xưa bị đẩy lên bề mặt, tạo điều kiện cho các nhà khoa học thấy được vỏ bọc của thời gian và khám phá lịch sử cổ đại của khối băng.
“Thay vì khoan hàng kilomet vào tảng băng, chúng tôi chỉ cần bước qua khu vực băng xanh và trở lại hàng thiên niên kỉ. Bằng cách lấy các mẫu băng từ bề mặt, chúng ta có thể tái tạo lại những gì đã xảy ra với môi trường quý giá này trong quá khứ”, Giáo sư Chris Turney, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Các phép đo đồng vị của các mẫu vật cho phép nhóm nghiên cứu lắp ghép lại trang lịch sử và họ nhận thấy một khoảng trống trong hồ sơ, xảy ra ngay trước thời kì Last Interglacial. Khoảng trống này xảy ra trùng khớp với sự dâng cao cực độ của mực nước biển diễn ra cùng thời điểm đó, cho thấy băng đã tan vào vùng nước xung quanh. Kết luận này được hỗ trợ bằng cách kiểm tra tro núi lửa mịn và khí vi lượng trong các mẫu vật, cùng với DNA của vi khuẩn sót lại bên trong băng.
Dấu tích bong bóng khí trong các mẫu băng được thu thập bởi các nhà nghiên cứu ở Nam Cực
Một số nhà khoa học tin rằng vào một thời điểm nào đó trong thời kì Last Interglacial, mực nước biển trung bình toàn cầu cao hơn khoảng 6 đến 9m (20 đến 30 ft) so với hiện nay. Một số nhà khoa học nghi ngờ rằng chúng có thể cao hơn 11 m (36 ft ). Một số yếu tố được cho là đã góp phần vào việc này, bao gồm các dòng sông băng, làm tan băng ở Dải băng Greenland và làm mở rộng các đại dương do nước biển ấm hơn. Nhóm nghiên cứu cho biết nghiên cứu mới này cho thấy Tây Nam Cực có vai trò lớn, có thể tự mực nước biển dâng cao hơn 3mét (9,8 ft)
Giáo sư Turney cho biết, bây giờ chúng ta có một số bằng chứng chính đầu tiên cho thấy Tây Nam Cực đã tan chảy và làm cho một phần lớn mực nước biển dâng cao hơn.
Điều khiến các nhà khoa học quan tâm đến trong tương lai là dải băng ở Tây Nam Cực sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi nước ấm hơn khi mà nó nằm dưới đáy biển chứ không phải mặt đất, cũng như khối băng ở Đông Nam Cực và nước biển đã lấp đầy khoảng không phía dưới khiến tan băng từ bên dưới.
Theo giáo sư Turney, băng ở Tây Nam Cực đang trôi dạt trên mặt biển, trong khi đó nước biển này ngày càng ấm hơn.
Khi khám phá làm thế nào mọi thứ có thể phát triển nếu hành tinh tiếp tục ấm theo như dự báo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu họ thu thập được để chạy mô phỏng mô hình và khám phá các hiệu ứng trên các tảng băng, sự va chạm của mảng băng và làm chậm tốc độ dòng chảy băng từ lục địa .
Kết quả của họ chỉ ra rằng mực nước biển tăng 3,8 m (12,5 ft) trong một nghìn năm đầu tiên của đại dương ấm hơn 2°C, trong khi các thềm băng sẽ sụp đổ hoàn toàn trong 200 năm đầu tiên. Nhóm nghiên cứu tin rằng, có thể đặt ra một chuỗi các sự kiện không thể đảo ngược bao gồm sự tan chảy của khối băng Đông Nam Cực, khiến mực nước biển còn cao hơn nữa.
Giáo sư Christopher Fogwill, Đại học Keele, thuộc Đại học Keele, cho biết, nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh rằng khối băng ở Nam Cực có thể nằm gần điểm bùng phát, một khi đã đi qua có thể khiến chúng ta tăng mực nước biển nhanh chóng trong nhiều thiên niên kỷ. “Điều này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết để giảm và kiểm soát khí thải nhà kính đang thúc đẩy sự nóng lên hiện nay”.
Từ đây, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tạo ra một mạng lưới rộng hơn với các kỹ thuật của họ để xem phần nào khác của mảng băng bị ảnh hưởng và tốc độ chúng có thể tan chảy.
“Chúng tôi chỉ thử nghiệm một địa điểm, vì vậy chúng tôi không biết liệu đó là khu vực đầu tiên ở Nam Cực tan chảy hay nó tan chảy tương đối muộn”, ông Turney nói. “Những thay đổi này ở Nam Cực ảnh hưởng như thế nào đến phần còn lại của thế giới khi trái đất ấm dần lên vẫn còn nhiều điều chưa biết trong tương lai. Thử nghiệm các địa điểm khác sẽ cho chúng ta cái nhìn tốt hơn cho các khu vực mà chúng ta thực sự cần theo dõi khi địa cầu tiếp tục ấm lên”.