Mặc dù là hành tinh gần Mặt trời nhất, Sao Thủy lại là nơi có lượng băng đáng kinh ngạc. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Georgia Tech đã đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng kì lạ này. Và bất ngờ thay, sức nóng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên băng trên Sao Thủy.

Hầu hết đều cho rằng Sao Thủy là một địa ngục nóng bỏng, nơi nhiệt độ ban ngày lên đến đỉnh điểm là 42°C (800°F). Tuy nhiên khi không có không khí để tỏa nhiệt, ở đáy của một số miệng hố sâu không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời và các cực vẫn lạnh, nhiệt độ có thể thấp tới -170°C (-274 ° F) - điều kiện hoàn hảo để băng được hình thành.

Và khi băng được hình thành, các tàu quan sát vũ trụ và các tính toán cho thấy được 1 lượng băng khổng lồ được hình thành ở cả 2 cực của hành tinh này. Làm sao để quá trìnhcó thể xảy ra thì vẫn là 1 bí ẩn, tuy nhiên có 1 giả thuyết của nhóm Georgia Tech đặt ra để giải thích cho hiện tượng này.

Nhóm nghiên cứu nói rằng các hạt proton - các hạt tích điện từ Mặt trời - đã phủ lên bề mặt Sao Thủy, tạo ra các khoáng chất gọi là nhóm hydroxyl (OH) trong đất. Sau đó, sức nóng dữ dội đã giúp giải phóng và cung cấp năng lượng cho các khoáng chất này, vì vậy chúng va chạm và tạo thành các phân tử nước và hydro.

Những phân tử nước này sau đó trôi dạt khắp hành tinh. 1 số chắc chắn sẽ bị phá vỡ một lần nữa bởi ánh sáng cực mạnh từ mặt trời. 1 số khác lại tích tụ trong các miệng hố cực, kết hợp với điều kiện lạnh và tạo ra lớp băng.

Theo ông Brant Jones, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, tổng thời gian dự đoán để hình thành 11 tỷ tấn băng là khoảng 3 triệu năm. Quy trình có thể chiếm tới 10% tổng lượng băng của Sao Thủy.

Đồng băng trên Sao Thủy

Giả thuyết khác họ đặt ra là sẽ liên quan đến các cuộc tấn công tiểu hành tinh. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là tiểu hành tinh phải mang nhiều nước - chính các lực tác động có thể kích hoạt phản ứng hóa học tạo ra vật chất.