Loài voi khổng lồ đã tuyệt chủng hàng ngàn năm trước sắp có cơ hội hồi sinh bằng phép màu đến từ công nghệ biển đổi gen.
Voi ma mút là loài động vật từng thống trị châu Á, Phi, Âu và Bắc Mỹ trong suốt Kỷ băng hà. Chúng được biết tới với hình dáng giống những chú voi hiện tại nhưng to lớn hơn, lông rậm rạp cùng đôi ngà cong dài, quặp vào trong, hình dáng đồ sộ và hung dữ đặc trưng một thời nguyên thủy.
Do hóa thạch của voi ma mút được tìm thấy ở khắp nơi nên các nhà khảo cổ có thể phục dựng hoàn chỉnh hình dáng của một chú voi ma mút. Đặc biệt, xác một con voi ma mút được bảo quản gần như nguyên vẹn trong lớp băng vĩnh cửu thuộc Siberia đã giúp các chuyên gia đến từ ĐH Havard lên kế hoạch lai tạo ra một loài voi giống với voi ma mút nhất.
Các nguồn gene gần như đầy đủ từ bộ lông dày, lớp mỡ, thậm chí cả máu sẽ được cấy tạo với gene của voi châu Á để cho ra đời loài voi ma mút giống nhất có thể. Kể từ năm 2015, nhóm các nhà khoa học đã tăng được lượng AND ma mút ghép vào voi thường từ 15 lên 45 mã.
Giáo sư George Church – thành viên đội nghiên cứu của Havard chia sẻ: “Mức độ ảnh hưởng của các gene này trong phôi của voi đang được đánh giá. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loài lai giữa voi và voi ma mút. Trên thực tế, sinh vật đó sẽ là voi, nhưng có nhiều đặc điểm của voi ma mút. Hiện tại chúng tôi đang có một số kết quả khả quan. Dự kiến trong 2 năm tới, điều này sẽ thực sự xảy ra".