Một nghiên cứu mới vừa chỉ ra rằng dải băng Greenland đã mất hàng trăm tỷ tấn băng vào năm ngoái, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất về khối băng của nó kể từ khi hình thành vào năm 1948. Điều bất ngờ ở đây là nguyên nhân chính lại không phải do sự ấm lên của khí hậu.

Nghiên cứu tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, đã phân tích những thay đổi  vào mùa hè ở dải băng Greenland bằng cách kiểm tra dữ liệu vệ tinh, mô hình khí hậu và các phép đo được lấy từ mặt đất.

Và kết quả nhận được không mấy khả quan. Nhìn chung, nhóm nghiên cứu ước tính rằng có tới 600 tỷ tấn băng Greenland đã bị mất vào năm 2019. Điều đó có nghĩa là cân bằng khối lượng bề mặt của tảng băng đã giảm khoảng 320 tỷ tấn so với mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 1981 đến 2010.

Khi điều kiện ổn định, băng tan tự nhiên sẽ được bù đắp bằng lợi ích từ tuyết rơi. Nhưng trong trường hợp này, tuyết chỉ rơi khoảng 50 tỷ tấn trong năm 2019, hầu như không thể bù đắp đủ vào sự tan băng kỉ lục này.

Lý do cho sự tan băng tàn khốc này không rõ ràng là do nhiệt độ tăng. Trước đây, năm 2012 được ghi nhận là năm  băng tan kỉ lục, khi khối lượng băng giảm 310 tỷ tấn dưới mức trung bình. Thế nhưng nhiệt độ ở năm 2012 ấm hơn so với năm 2019, khiến nhóm nghiên cứu cho rằng có sự tác động từ các yếu tố khác. 

Biểu đồ làm nổi bật sự bất thường ở Greenland năm 2019

Khi kiểm tra kỹ hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tình trạng áp suất cao kéo dài trên Greenland lâu hơn nhiều so với năm ngoái. Điều này đã khiến một loạt các phản ứng xảy ra gây tan băng.

Những điều này đã ngăn cản các đám mây hình thành trên miền nam Greenland, làm nơi này có nhiều ánh sáng mặt trời hơn, làm tan chảy nhiều bề mặt băng. Đồng thời, ít mây hơn có nghĩa là tuyết rơi ít hơn nên lượng băng được bổ sung cũng giảm đi. Độ sáng của tuyết cũng phản xạ một số tia sáng từ mặt trời và không có nhiều lớp băng hấp thụ nhiệt, làm tăng tốc độ tan chảy.

Các vùng khác cũng chịu ảnh hưởng từ những thay đổi này. Các điều kiện áp suất cao ở phía nam kéo không khí ấm hơn vào phía bắc, khiến nơi này hình thành nhiều mây hơn. Tuy nhiên, mây được sinh ra không phải là loại mây tạo tuyết mà chúng chỉ giữ nhiệt và đẩy nhanh quá trình tan băng. 

Nhóm nghiên cứu cho biết một mô hình tương tự có thể đã xảy ra vào năm 2012 và khi khí hậu tiếp tục thay đổi với tốc độ nhanh như hiện tại, những hiện tượng như vậy sẽ xuất hiện thương xuyên hơn. Điều này có nghĩa là sự tan băng trong tương lai có thể tồi tệ gấp đôi so với dự đoán.

Theo tờ Washington Post, tình trạng tan băng ở Greenland đang dần chạm tới ngưỡng rất nguy hiểm và khó có thể đảo ngược. Nếu băng ở Greenland tan hết, mực nước biển sẽ dâng cao và nuốt chửng nhiều thành phố ven biển trên toàn cầu, điều mà các nhà khoa học đã lo ngại từ lâu.

Theo Trung tâm băng tuyết quốc gia Mỹ, Greenland và Nam Cực hiện lưu giữ 99% khối lượng nước ngọt của thế giới dưới dạng các núi băng. Nếu cả hai nơi này đều tan chảy, tiểu bang Florida của Mỹ có khả năng sẽ biến mất vĩnh viễn dưới lòng biển. Thậm chí cả các thành phố như Amsterdam (Hà Lan); Stockholm (Thụy Điển); Buenos Aires (Argentina); Dakar (Senegal) và Cancun (Mexico) sẽ biến mất vĩnh viễn.

Có vẻ như thời tiết thay đổi kỳ lạ ở Greenland chỉ là một triệu chứng khác của biến đổi khí hậu và bắt đầu rõ ràng hơn. Năm 2019 được coi là một trong những năm nóng kỷ lục, đặc biệt là vào tháng 7. Nhiệt độ đại dương cũng tăng cao và Úc là đất nước ghi nhận nhiệt độ trung bình cao nhất từ trước đến nay, gây ra những vụ cháy rừng thảm khốc.