Một điều chắc chắn là trong tháng 6 này, sự trở lại của những chú khủng long trong ‘Jurassic Park’ được khán giả mong chờ nhất. Vì thế các fan ...
Một điều chắc chắn là trong tháng 6 này, sự trở lại của những chú khủng long trong ‘Jurassic Park’ được khán giả mong chờ nhất. Vì thế các fan hâm mộ liên tục tìm kiếm những thông tin bên lề của bộ phim, thậm chí người ta còn khai quật, đào bới lại những tình tiết thú vị có trong các phần trước đó.
Vua của các đạo diễn thể loại khoa học viễn tưởng - Steven Sbielberg mới đây vừa tiết lộ một số cách tạo hiệu ứng cho những chú khủng long của mình sống động như thật trong bộ phim ‘Công Viên Kỷ Jura’. Vốn là người rất kín tiếng với truyền thông về các bộ phim của mình cho tới khi chúng ra mắt với công chúng, nhưng lần này vì “độ sốt xình xịch” của phim mà ông không thể làm ngơ trước sự tò mò của dư luận.
Về tạo hình trên phim trường của những chú khủng long, Steven còn "thoáng tay" khi công bố video dài 4 phút, bao gồm từ những con T-rex nặng hơn 4 tấn cho đến phần đầu của khủng long ăn cỏ Brachiosaurus phải có người điều khiển riêng.
Còn nói về hiệu ứng hình ảnh, tương tự như cách làm với ‘Jaws’ (Hàm Cá Mập) hay ‘Close Encounters of Third Kind’, để tăng hiệu ứng bất ngờ và gay cấn Sbielberg chỉ cho những quái thú, người ngoài hành tinh của mình lộ diện hoàn toàn vào phân cảnh thứ ba. Mới đầu, sự căng thẳng thần kinh của khán giả chỉ được kích thích dần dần qua những tiếng gầm, gào rú, hay như những chi tiết nhỏ và tinh tế hơn như nước trong cốc khẽ rung lên bởi bước chân của những chú T-rex.
Nhưng để tạo nên các rung chấn cho cốc nước hay cửa kính thì đòi hỏi sự tư duy rất lớn của những nhà làm phim. Chuyên gia tạo hiệu ứng đặc biệt cho khủng long – Michael Lantieri cho hay: “Tạo độ rung cho cử kính, cửa sổ thì còn đơn giản vì chỉ cần một cái máy mô-tơ là xong. Nhưng để làm cho nước trong cốc khẽ rung lên mà không chạm vào nó, không ném vật gì vào trong thì quả là mất thời gian suy nghĩ.” Lantieri đã phải tập hợp mọi người trong đoàn làm phim lại để lấy ý tưởng, và điều bất ngờ là âm nhạc được dùng để thử nghiệm đầu tiên: “Chúng tôi quyết định bắt đầu với guitar trước, đặt một cốc nước trước cây đàn, và chơi vài nốt nhạc, nếu chơi đúng thì ngay lập tức hiệu ứng hình thành chuẩn như chúng tôi mong đợi.”