Không ít những tác phẩm văn học bỗng dưng “nổi như cồn” sau khi được chuyển thể thành kịch bản phim như ‘The Lord of the Rings’, ‘The Girl with ...

Không ít những tác phẩm văn học bỗng dưng “nổi như cồn” sau khi được chuyển thể thành kịch bản phim như ‘The Lord of the Rings’, ‘The Girl with Dragon Tatoo’, ‘The Shining’…

 

1. ‘Interview with the Vampire’

Vampire – loài sinh vật hút máu người bí ẩn, quyến rũ và bất tử này không phải là đề tài xa lạ trong lĩnh vực văn học và điện ảnh. Nhưng hiếm bộ phim chuyển thể nào được đánh giá cao hơn về mặt nghệ thuật so với tiểu thuyết. ‘Interview with the Vampire’ là một trường hợp đặc biệt. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ tác gia Anne Rice. Nội dung xoay quanh cuộc đời dài đầy thăng trầm của hai vampire Lestat (Tom Cruise) và Louis (Brad Pitt). Nếu đem so sánh với các bộ phim cùng chủ đề, ‘Interview with the Vampire’ không hề có tình yêu lãng mạn, sến rệt như ‘Twilight Saga’; không phải bá tước khát máu, reo rắc nỗi kinh hoàng như ‘Dracula’; cũng không có các cuộc đấu nghẹt thở như ‘Van Helsing’. Thay vào đó, phim lại kể về những vampire đầy quyền năng phi thường nhưng lại có một cuộc đời bình thường như bao người khác.

2. ‘The Lord of the Rings’

Lại một bộ phim giả tưởng khác lọt vào danh sách này. Bộ phim ‘Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn’ không còn xa lạ gì với khán giả thế giới. Được chuyển thể từ bộ ba tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Anh J.R.R Tolkien, dưới tài nghệ của vị đạo diễn Peter Jackson, phim đã làm nên cú hit về doanh thu với phần đầu tiên ra mắt năm 2001. Lấy bối cảnh vùng Middle –earth, bộ phim kể về hành trình tiêu diệt chiếc nhẫn quyền lực (One Ring) của một người Hobbit tên là Frodo Baggins và 8 người bạn của mình. Tương tự như các tác phẩm cùng thể loại fiction, với số lượng lớn về tuyến nhân vật, câu chuyện nhỏ lẻ xoay xung quanh chiếc nhẫn khiến nhiều người không khỏi mệt mỏi khi nghiền ngẫm bộ truyện. Bởi vậy, khi được đưa lên màn ảnh, với tình tiết được cô đọng trong hơn 3 tiếng, kèm theo là những cảnh quay bi tráng, dàn dựng công phu khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn ảnh. Không chỉ thành công về mặt thương mại với hơn 2 tỷ đô doanh thu của 3 phần đầu tiên, phim còn mang về 17 tượng vàng Oscar ở nhiều hạng mục khác nhau.

3. ‘The Prestige’

Kể từ lúc ‘Now You See Me’ ra mắt vào mùa hè năm 2013, làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim, không ít khán giả quan tâm hơn tới chủ đề ảo thuật gia. Một trong những bộ phim đình đám của đề tài này phải kể đến ‘The Prestige’- được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Christopher Priest, viết từ những năm đầu của thập niên 90. Kể về London ở thềm chuyển sang thiên niên kỷ mới, thời kỳ mà những nhà ảo thuật gia là những idol và những người nổi tiếng bậc nhất. 2 ảo thuật gia trẻ tuổi Robert Angier (Hugh Jackman) và Alfred Borden (Christian Bale) quyết tâm gây dựng sự nghiệp của mình bằng cách riêng. Họ khởi đầu là những người bạn thân thiết. Tuy nhiên, khi màn biểu diễn lớn nhất của họ gặp thất bại, họ trở thành những kẻ thù không đội trời chung. Nếu ‘Illusionist’ – bộ phim có đề tài tương tự và ra mắt cùng thời điểm, là những màn ảo thuật tinh tế, thanh lịch và huyền bí, thì ‘The Prestige’ lại dùng ảo thuật như thứ vũ khí để mưu lợi cá nhân, trả thù độc ác, tàn nhẫn. Phim tập hơn toàn các sao hạng A như: Hugh Jackman, Christian Bale (‘Batman’), Michale Caine (‘An Quiet American’) và Scarlett Johanson, một trong nhưng yếu tố làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng của bộ phim này.

4. ‘The Girl with the Dragon Tatoo’

Đây là bộ phim đáng để xem đi xem lại nhiều lần, thậm chí không cần đọc tiểu thuyết, hãy xem phim thôi! Thể loại trinh thám, phá án cũ mèm này có thể gây chán ngán cho khán giả ngay khi nghe tới nó. Tuy vậy, sẽ rất là sai lầm khi bỏ qua ‘Cô Gái Có Hình Xăm Rồng’ – một trong bộ ba tiểu thuyết trinh thám cùng tên của nhà văn Millennium. Bộ phim xoay quanh cô gái Lisbeth Salander, được ví như phiên bản nữ của Sherlock Holmes, vừa là một hacker thiên tài, vừa có bộ óc siêu việt với khả năng điều tra, phá án tài tình như một thám tử chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, cuộc đời của cô thì liên tiếp là một tấn bi kịch, chính quá khứ tuổi thơ khiến cô trở nên khép mình, quái tính và mắc bệnh kì thị xã hội. Cô cùng người bạn đáng tin cậy Mikael vướng vào một vụ án của một gia tộc nổi tiếng trong giới tài chính, có bề dày lịch sử và nhiều scandal chết người hàng loạt xung quanh họ. Đây là một vai diễn có nội tâm phức tạp, “khó nhằn” đối với các diễn viên trẻ, vậy mà Rooney Mara sau khi vượt qua các đối thủ nặng ký cho phần casting như: Scarlett Johansson, Natalie Portman, Keira Knightley, Anne Hathaway, Emma Watson… đã thể hiện tuyệt vời nhân vật này.

5. ‘The Shining’

Chuyển thể từ tiểu thuyết kinh dị thứ ba cùng tên của tiểu thuyết gia hàng đầu tại Mỹ - Stephen King, ‘The Shining’ nhanh chóng được công đón nhận và được báo giới nhận xét: “Chưa xem ‘The Shining’ chưa biết phim kinh dị.” Có rất nhiều sự việc để nói đến khi thực hiện bộ phim này. Đầu tiên phải kể đến là việc lựa chọn vai diễn. Vì bộ phim chỉ có 3 nhân vật chính bao gồm ông chồng Jack Torrance, bà vợ Wendy Torrance và cậu con trai Danny, nên thành ra Stephen King và đạo diễn Kubrick của bộ phim đà có những cuộc tranh cãi kịch liệt trong việc lựa chọn diễn viên cho các vai diễn. Thứ hai, đây là một trong số ít phim kinh dị kinh điển có mức chi phí tốn kém nhất. Riêng phần để làm thành khách sạn Overlook giống trong nguyên tác, đạo diễn Kubrick đã cho chụp lại tất cả các khách sạn mang phong cách cổ điển trên đất Mỹ để lựa chọn. Thứ ba, kịch bản bị thay đổi liên tục. Thứ tư, đạo diễn Kubrick được ví như kẻ tra tấn dã man của các diễn viên. Chỉ vì để cho Duvall (Wendy Torrance) thể hiện được đúng trạng thái của nhân vật, mà ông không ngừng ép cô vào căng thẳng, vô vọng đến nỗi khiến cô rụng tóc. Tuy rằng có lắm rắc rối, nhiêu khê xảy đến với bộ phim, nhưng một điều không thể phủ nhận ở điểm phim có sức gây ám ảnh đến mức “mỗi khi bạn ngồi đâu một mình hình ảnh ‘The Shining’ sẽ hiện ra.”