Trên tay tai nghe 1More Piston Classic E1003: bản gốc của Xiaomi Piston

GIÁ THAM KHẢO

550,000 VNĐ


Thông số kỹ thuật

Dải tần đáp ứng: 20-20.000Hz
Độ nhạy: 98dB
Trở kháng: 32Ohm
Công suất ampli khuyến cáo: 5mW
Dây tín hiệu: 1,2 mét, giắc 3,5mm


Xiaomi vốn dĩ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh nhưng nhanh chóng tạo được tiếng vang, bởi thực chất họ đã nhờ tới 1More.

Trên tay tai nghe 1More Piston Classic E1003: bản gốc của Xiaomi Piston
  Ở phân khúc tai nghe bình dân, chiếc Xiaomi Piston 2.0 từng “làm mưa làm gió” suốt một thời gian dài. Nhiều người tự hỏi bằng cách nào mà một hãng chuyên sản xuất điện thoại và đồ gia dụng điện tử lại có thể làm được điều đó. Song thực ra chẳng có điều thần kỳ nào ở đây cả. Xiaomi đã hợp tác với một hãng âm thanh đồng hương có tên là 1More. 1More chưa ra mắt quá lâu, song ngay ở thời điểm mới “phủ sóng” tới thị trường Châu Âu thì họ đã giành chiếc giải thưởng IF Product Desgin Award 2014 với phiên bản đầu tiên của 1More Piston, còn nay thì họ đã ra mắt một phiên bản nâng cấp mà chúng tôi sẽ sử dụng trong bài viết này, mang tên 1More Piston Classic mã E1003.
Trên tay tai nghe 1More Piston Classic E1003: bản gốc của Xiaomi Piston
Những người đã từng sử dụng Xiaomi Piston 2.0 sẽ nhận ra phần đóng hộp và phụ kiện không có nhiều thay đổi. Vẫn được bọc trong giấy tái chế ở lớp ngoài cùng, và mở ra là một hộp nhựa khá đẹp, cũng được coi như điểm hiếm thấy ở tai nghe giá rẻ. Tai nghe sẽ được cuốn cẩn thận trong một bộ đệm cao su, mà thông thường hay gọi là “xương cá” cuốn tai nghe. Với kinh nghiệm của tôi thì bộ cuốn tai nghe này không đảm bảo chống xước hoàn toàn cho tai nghe được song cũng hạn chế rất đáng kể, đủ gọn gàng để mang theo hàng ngày chứ không phải sử dụng nhộp nhựa cứng. Phụ kiện đi kèm 1More Piston Classic còn có thêm 4 bộ đệm tai cao su các kích thước, và thêm một chiếc kẹp áo bằng nhôm khá đơn giản. Có thể nói là Xiaomi không đưa vào bất cứ phụ kiện nào thừa cả, bởi ngay cả chiếc kẹp áo cũng là thứ mà tôi sử dụng ngay từ đầu. Lý do đơn giản là 1More vẫn chưa hề thay đổi, nâng cấp đáng kể ở phần ngoại hình. Phần bộ điều khiển và micro được ở vị trí chia dây tín hiệu trái/phải ở giữa. Kết quả là micro được đặt khá xa miệng người dùng, nên khi đàm thoại thường phải dùng 1 tay để đưa micro lại gần hơn. Nhưng có thể khắc phục bằng cách sử dụng kẹp áo để cố định phần micro này ở gần cổ áo nếu muốn, và việc này giúp tăng khá nhiều tính thuận tiện.
Trên tay tai nghe 1More Piston Classic E1003: bản gốc của Xiaomi Piston
Mặc dù vậy, 1More Piston Classic E1003 có một điểm nâng cấp vượt trội so với bản cũ về tính năng, đó chính là giắc cắm 3,5mm mới có khả năng tương thích với hầu hết điện thoại hiện nay. Phiên bản cũ của họ chỉ sử dụng tốt với điện thoại Android, nên nhiều người dùng iPhone chưa có cơ hội tiếp cận chiếc tai nghe này. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở bộ điều khiển 3 nút, nếu không tương thích thì thường chỉ có thể bấm nút giũa để nhận cuộc gọi hoặc dừng nhạc, còn khi nhận diện đầy đủ thì có thể chuyển bài, tăng giảm âm lượng tùy thích.
Trên tay tai nghe 1More Piston Classic E1003: bản gốc của Xiaomi Piston
Và một trong những điểm mà tôi thích nhất ở 1More Piston Classic E1003 đó chính là chưa xuất hiện hàng nhái (hàng fake, hàng giả). Trong khi đó, nếu mua Xiaomi Piston thì có đủ loại đồ giả với nhiều mức giá khác nhau. Chúng tôi đang tiến hành burn-in (chạy rà) chiếc tai nghe này, và sẽ có bài đánh giá âm thanh và cảm nhận khi sử dụng trong vài ngày tới.

Cùng chủ đề

Bình luận