Những mẫu tai nghe true wireless tốt nhất hiện nay
- 0
-
0chia sẻ
-
Bằng việc thử nghiệm, đánh giá 21 mẫu tai nghe in-ear hoàn toàn không dây (true wireless) nổi bật trên thị trường hiện nay, danh sách dưới đây sẽ nêu ra 5 sản phẩm được xem là tốt nhất xét trên từng tiêu chí khác nhau.
Dù mới chỉ được ra đời cách đây không lâu nhưng khái niệm true wireless đã không còn xa lạ với thị trường âm thanh và công nghệ nhờ những ưu điểm thời thượng của nó. Sức hút mạnh mẽ của dòng sản phẩm thú vị này với cả người dùng và nhà sản xuất khiến cho ngày càng có nhiều tên tuổi lớn tham gia vào việc chế tác tai nghe true wireless.
True wireless là khái niệm tai nghe in-ear hoàn toàn không dây, nó sử dụng chiếc tai nghe hoàn toàn độc lập được gọi là earpiece, chúng không cần sử dụng cáp kết nối giữa 2 bên để liên kết với nhau như ở các tai nghe bluetooth thông thường. Nhờ những ưu điểm tuyệt đối về tính tiền dụng, linh hoạt và thời trang khiến cho tai nghe true wireless ngay lập tức được sự đón nhận nồng nhiệt từ thị trường. Tuy nhiên, dòng sản phẩm còn rất mới này cũng tạo ra không ít những đắn đo cho người dùng trong việc lựa chọn một model phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình, nhất là khi giá của chúng thường khá cao so với mặt bằng thị trường. Với 5 tiêu chí cụ thể được đặt ra gồm: âm thanh, tính đa năng, dành cho người tập gym, dành cho người dùng iOS, dành cho người dùng Android, hy vọng danh sách dưới đây có thể đem lại cái nhìn tổng quan dành cho những người đang tìm mua bộ tai nghe true wireless cho riêng mình.
Âm thanh tốt nhất: Erato Apollo 7
Ưu điểm:
- Chất âm cực tốt, tương đương với những mẫu tai nghe in-ear có dây tầm $100.
- Khả năng điều khiển thông minh và trực quan.
- Khoảng cách kết nối xa và cho chất lượng kết nối ổn định.
- Tương thích tốt cho hầu hết các kích thước tai người đeo.
- Chống mồ hôi và chống nước chuẩn IPX5.
Khuyết điểm:
- Độ trễ cao, lên đến khoảng 0.5 giây.
- Microphone có chất lượng trung bình.
Giá tham khảo: 250 USD, tương đương 5,7 triệu đồng.
Tốt nhất dành cho nhu cầu tập gym, chơi thể thao: Jabra Elite Sport
Ưu điểm:
- Điều khiển nhanh và thuận tiện cho nhu cầu nghe nhạc khi tập thể dục.
- Bộ cảm biến đếm nhịp tim cho kết quả chính xác ấn tượng.
- Có kèm ứng dụng cung cấp hướng dẫn tập luyện và tùy biến EQ.
- Chống nước tốt.
- Âm thanh sống động cho các bài tập mạnh mẽ.
- Có chế độ cho phép nghe âm thanh xung quanh mà không phải tháo tai nghe.
- Phiên bản mới (từ 7/2017) có thời lượng pin cao hơn lên đến 4,5 giờ.
Khuyết điểm:
- Phím vật lý khi bấm phải nhấn earpiece vào tai gây khó chịu.
- Tính tương thích người dùng kém, kích thước khá lớn có thể khiến nhiều người không thích.
Giá tham khảo: 150 USD, tương đương 3,4 triệu đồng.
Tốt nhất cho người dùng thiết bị iOS: Apple AirPods
Ưu điểm:
- Cực kỳ dễ sử dụng với các thiết bị Apple.
- Sở hữu chip Apple W1 cho khả năng kết nối nhanh hơn vá chất lượng kết nối cao hơn.
- Chất lượng microphone cực tốt.
- Tương thích người dùng rất tốt, hầu như tương đồng với mẫu tai nghe EarPods trước đây.
- Độ trễ cực thấp, hầu như không có hiện tượng lag khi xem video.
- Chế độ bảo hành tận tình và chu đáo tại bất kỳ cửa hàng Apple Store nào.
Khuyết điểm:
- Thiết kế open-back cho tiếng bass hơi nông và thiếu chiều sâu, không tương xứng với mức giá trên $150.
- Tương thích tốt với đa số người dùng nhưng với số ít còn lại thì rất tệ.
- Điều khiển còn hạn chế và chỉ có các tính năng điều khiển cơ bản, còn lại người dùng phải thao tác trên smartphone.
- Chống nước và chống mồ hôi kém, không được bảo hành khi vô nước.
- Cách âm kém nên người dùng phải thường xuyên nghe ở âm lượng lớn và có thể gây hại cho thính lực.
Giá tham khảo: 160 USD, tương đương 3,6 triệu đồng.
Tốt nhất cho người dùng thiết bị Android: Samsung Gear IconX
Ưu điểm:
- Chất âm tốt tương tự với các mẫu tai nghe in-ear có dây tầm $70, tuy nhiên bị gai (spike) ở khoảng 3kHz và 8~9kHz.
- Tương thích người dùng rất tốt, cho độ vừa vặn và thoải mái cao.
- Điều khiển cảm ứng, không cần dùng lực nhấn earpiece vào tai.
- Có bộ nhớ trong để chép nhạc và nghe trực tiếp không cần đến smartphone.
- Được thiết kế chống mồ hôi.
Khuyết điểm:
- Điều khiển cảm ứng dễ kích hoạt nhầm khi người dùng căn chỉnh vị trí earpiece trên tai.
- Khi kết nối với thiết bị khác đôi khi tự động chơi những bài nhạc đã chép và bộ nhớ trong.
- Tính năng Fitness chỉ tương thích với thiết bị Samsung.
- Tính năng đếm nhịp tim không chính xác.
- Khoảng cách kết nối khá ngắn.
- Phải cất vào hộp mới tự tắt.
- Khối lượng hơi cao làm mỏi vành tai khi đeo lâu.
Giá tham khảo: 165 USD, tương đương 3,75 triệu đồng.
Mẫu tai nghe đa năng nhất: Bragi Dash Pro
Ưu điểm:
- Điều khiển cử chỉ đầu người đeo
- Bộ nhớ trong 4GB để chép nhạc mà không cần phụ thuộc smartphone
- Nhiều tính năng đặc biệt như đếm nhịp tim, phiên dịch ngôn ngữ, tùy biến nghe được âm thanh xung quanh, chống nước...
Khuyết điểm:
- Tính năng chống nước quá kém, gần như không có tác dụng.
- Phiên bản Universal-fit không có độ vừa vặn cao, trong khi phiên bản Starkey-fit thì lại quá đắt.
- Tính năng phiên dịch ngôn ngữ vẫn phụ thuộc vào iPhone, có tính phí hàng tháng và cũng chỉ đạt mức tạm vì vẫn dịch sai các thành ngữ.
- Tính năng tự động nhận biết môn thể thao tập luyện theo động thái còn nhiều sai lệch.
- Giá quá cao.
Giá tham khảo: 350 USD, tương đương 7,95 triệu đồng.
Ngoài danh sách những thiết bị nêu trên, trên thị trường còn có những sản phẩm true wireless có chất lượng khá tốt như Bang & Olufsen Beoplay E8, Bose SoundSport Free, Optoma NuForce BE Free8...hay những sản phẩm mới được giới thiệu như Sony WF-1000X hay JBL Free.
Theo: Thewirecutter.
Quang Tiến
Bình luận