Beats Studio Wireless Headphone

Thiết kế Sự tương đồng trong thiết kế dễ khiến nhiều người nhầm lẫn Beats Studio phiên bản 2013 và Beats Studio Wireless vốn không có nhiều thay đổi đáng kể so với phiên bản gốc Beats Studio – huyền thoại của Beats. Khi so sánh kỹ, Beats Studio Wireless  nhỏ nhưng chắc chắn hơn, với ốp tai mềm mại và vừa vặn hơn. Có thể gập gọn Beats Studio Wireless nhờ khớp nối giữa headband và ốp tai.

Beats Studio Wireless Headphone
Beats Studio Wireless Headphone
   
Beats Studio Wireless Headphone

Nét đặc biệt ở tai  nghe này chính là việc giấu tất cả ốc nối các bộ phận trên tai, thậm chí gần như không thể tìm được các nút điều chỉnh tai nghe khi mới sử dụng. Thực chất, nút tròn nằm giữa chữ “b” – logo của hãng đóng vai trò như nút kích hoạt tính năng đồng bộ tai nghe và thiết bị chơi nhạc qua Bluetooth (chỉ mất vài giây), đồng thời thực hiện luôn chức năng Play/Pause hoặc Next (bấm liên tiếp 2 lần) và Previous (bấm liên tiếp 3 lần). Bấm cạnh trên hoặc dưới của hình tròn bao quanh logo để chỉnh to/nhỏ âm lượng tai nghe.  Ngoài ra, tai nghe cũng có đèn báo dung lượng pin bằng đèn Led.

Beats Studio Wireless Headphone

Beats Studio Wireless Headphone

Beat thiết kế mẫu tai nghe không dây này với sáu màu sắc khác nhau, gồm: trắng, xanh dương, đỏ, bạc, và đen (đen bóng hoặc đen nhám). Lớp vỏ của headband cũng như phần lưng của ốp tai đều được làm bằng nhựa cứng, song chính màu sơn tinh tế vừa làm nổi bật chữ “Beats” trên headband và logo của hãng (chữ “B”) trên ốp tai, vừa mang đến sự nổi bật cho dòng tai nghe cao cấp này.

Beats Studio Wireless Headphone

Beats Studio Wireless lệ thuộc hoàn toàn vào pin, nghĩa là khi pin hết, tai nghe cũng không thể hoạt động. Pin của tai nghe là dạng pin sạc lại và không thể tháo rời. Nhà sản xuất khẳng định tuổi thọ pin lên tới 12h nếu nghe nhạc qua Bluetooth và lên tới 20h nếu nghe nhạc bằng dây cắm 3.5mm.

Beats Studio Wireless Headphone

Phụ kiện đi kèm tai nghe có hộp đựng, cáp sạc pin, dây cắm sơ cua (dạng dây dẹt thẳng – chỉ có phiên bản màu đỏ) tích micro và bộ điều khiển tương thích các thiết bị của Apple. Trình diễn Beats Studio Wireless có vẻ như khá gồng mình khi trình diễn âm thanh của mình để chứng tỏ mức giá gần $400 của tai nghe là có lý. Nghe thử “Should I Stay or Should I Go” của The Clash và lắng nghe từng nốt trầm gãy gọn cất lên từ chiếc guitar bass của Paul Simonon, hoặc cảm nhận sức mạnh và sự điên cuồng trong “Devil’s Dance Floor” của Flogging Molly, tất cả đều tập trung thể hiện khá ấn tượng ở dải trầm rất đầy đặn, mạnh mẽ. Cá tính đặc thù – và đôi khi cũng trở thành nhược điểm của Beats Studio Wireless chính là ở việc làm màu dải trầm. Phiên bản Studio đầu tiên đã khai sáng cho dòng headphone nhấn mạnh dải trầm – phần nào đi ngược lại chính cái tên sản phẩm bởi chữ “Studio” vốn ám chỉ sự chân thật và chính xác của âm thanh. Beats Studio Wireless cũng mang đúng phong cách như vậy. Tiếng bass của mỗi bản nhạc khi được giũa qua Beats Studio Wireless đều mạnh bạo hơn và dầy hơn tiếng bass thực tế, mất đi phần nào tính chân thực của bản nhạc.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận