Theo Audeze, LCD-MX4 cũng được thiết kế để người dùng có thể sử dụng trực tiếp với nguồn phát laptop mà không cần thêm sự hỗ trợ của headamp.
Có mức giá bán ra khoảng 3,000 USD (tương đương 68 triệu đồng), LCD-MX4 có thể được xem như phiên bản rút gọn (lite) của mẫu tai nghe đầu bảng LCD-4. Thực vậy, LCD-MX4 có khối lượng nhẹ hơn 30% so với bất kỳ mẫu tai nghe nào khác trong dòng tai nghe LCD. Tuy nhiên, nó vẫn có khả năng tái tạo âm thanh không hề thua kém các đàn anh của mình.
Khi so sánh LCD-4 và LCD-MX4, điểm thay đổi dễ nhận ra nhất là MX4 không có Fazor - công nghệ mà Audeze sử dụng để tạo ra âm thanh chính xác ở từng kênh và loại bỏ nhiễu, còn các đặc điểm còn lại thì gần như giống nhau hoàn toàn. MX4 cũng không sử dụng khung vỏ bằng gỗ và dĩ nhiên, dòng chữ "handcrafted in USA" cũng biến mất nốt. Tuy nhiên, nếu thật sự MX4 có chất âm hay như LCD-4 thì chắc chắn không ai muốn để ý đến những chi tiết lặt vặt này nữa.
Cũng như đa số các mẫu tai nghe khác của Audeze, MX4 có thiết kế dạng open-back - đồng nghĩa đây là chiếc tai nghe phù hợp cho mô trường nghe yên tĩnh như phòng thu, nhà ở (với điều kiện không có tiếng gào của trẻ con). Với thiết kế open-back, người bên cạnh sẽ được nghe chung âm nhạc mà bạn đang nghe, cũng như bạn sẽ có thể nghe được gần như đầy đủ các tiếng ồn khác. Bên cạnh đó, những lý do còn lại khiến cho nhiều người e dè với việc trở thành một audiophile là mức giá bán của một chiếc tai nghe cao cấp và việc đầu tư thêm headamp phù hợp.
Hiểu được điều đó, Audeze đã cam đoan rằng với trở kháng chỉ 20 Ohm, MX4 có thể sử dụng nguồn cấp từ các thiết bị đơn giản như laptop mà không cần đến headamp. Có nhiều người sẽ không tán đồng với điểm này, cho rằng việc tiêu một số tiền lớn cho MX-4 và không đầu tư thêm cho DAC, amp là cách dùng tiền hợp lý. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể không công nhận rằng MX4 vẫn có thể "toả sáng", nhất là trong những trường hợp nghe nhạc trực tiếp từ laptop để "chống cháy".