Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Vivo V3Max là một mẫu smartphone tầm trung đáng giá với thiết kế tốt, màn hình lớn, đẹp, camera đủ dùng, thời lượng pin tuyệt vời và đặc biệt là khả năng nghe nhạc chất lượng cao không hề thua kém các mẫu máy flagship trên thị trường.


ƯU ĐIỂM

Khả năng phát nhạc vượt trội
Màn hình sáng, đẹp
Thời lượng pin tuyệt vời
Hiệu năng tốt


NHƯỢC ĐIỂM

Độ hoàn thiện chưa tốt
Camera chưa xứng tầm
Chỉ có 1 lựa chọn màu sắc


GIÁ THAM KHẢO

7,500,000 VNĐ


Thông số kỹ thuật

Màn hình: 5.5 inch, độ phân giải Full HD 1080 x 1920 pixels (mật độ điểm ảnh ~401 ppi)
Hệ điều hành: FuntouchOS 2.5, dựa trên Android 5.1.1
Bộ vi xử lý: Qualcomm MSM8976 Snapdragon 652, lõi tám 4×1.8Ghx + 4×1.4Ghz
RAM: 4GB
Bộ nhớ trong: 32GB, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài
Camera chính 13 MP, lấy nét theo pha, LED flash, camera phụ 8 MP, góc rộng
Pin: 3000 mAh, sạc nhanh Dual-Engine (30 phút 50% pin)


ĐIỂM

9/10 điểm

Không đi theo xu hướng camera phone hiện nay của các nhà sản xuất di động, Vivo V3Max là một trong số ít những điện thoại tầm trung đánh mạnh vào khả năng nghe nhạc với chip âm thanh cao cấp và tagline "Hi-fi smartphone". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Vivo đã bỏ qua các tính năng, đặc điểm quan trọng khác như thiết kế, màn hình, hiệu năng và chụp ảnh.

Thiết kế

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng Vivo V3Max là một sản phẩm cao cấp chứ không phải tầm trung, dù kiểu thiết kế này hoàn toàn không phải là mới mẻ gì. Máy được phủ lên mình 2 loại chất liệu đang là "mốt" trong thế giới smartphone: kính cường lực cong 2.5D ở mặt trước và viền, lưng kim loại nguyên khối đồng màu với các đường cắt xẻ đẹp mắt.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Mặt trước của V3Max rất gọn gàng.

Mặt trước của V3Max được làm tối giản, viền mỏng đều, gọn gàng, phím cảm ứng bên ngoài màn hình và logo Vivo nằm ở góc trái phía trên. Phần kính cường lực Gorilla Glass 3 được vát cong nhẹ 4 phía, giúp mọi thao tác vuốt từ viền đều trơn tru, mượt mà hơn, đồng thời lại tăng thêm phần bóng bẩy dưới ánh sáng. Mặt lưng dù vẫn có 2 dải nhựa chứa ăng ten ở trên và dưới nhưng lại có cùng màu với phần còn lại giúp giảm bớt độ rời rạc trong thiết kế, trong khi camera thì nằm gọn ở góc trái và chỉ lồi ra khỏi bề mặt lưng khoảng 0,7mm, không đủ để làm máy bị cập kênh khi đặt lên mặt phẳng như iPhone 6 và 6S.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Phần viền kim loại không liền 1 khối nhưng được gia công kĩ càng.

Phần viền cạnh của Vivo V3Max hơi cong nhẹ và được cắt vát kim cương đẹp mắt. Phần tiếp giáp giữa viền và mặt lưng cũng được gia công rất tỉ mỉ, đem lại cảm giác liền mạch hơn, tránh bị bụi len vào và cũng không hề có cảm giác cấn tay. Chất liệu kim loại nhám ở cả viền và lưng tỏ ra rất bền bỉ, cứng cáp chứ không bị mềm, và trong quá trình sử dụng gần 2 tuần, tôi cũng chưa thấy có bất kì vết xước hay móp nào xuất hiện.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Mặt lưng kim loại màu vàng gold theo xu hướng hiện nay.

Trong quá trình sử dụng, tôi chỉ tìm được 2 điểm trừ nho nhỏ trong thiết kế Vivo V3Max là mặt lưng không có độ bám tốt và độ hoàn thiện ở một vài chi tiết không cao lắm. Khi cầm trên tay, nhất là khi có mồ hôi hoặc đặt trên mặt phẳng nghiêng thì chiếc điện thoại thường "trôi mất". Lời khuyên ở đây là hãy sử dụng ngay ốp lưng dẻo trong suốt mà Vivo tặng kèm trong hộp máy, vừa tăng độ bám mà vừa tránh được các "tai nạn" không đáng có.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Bạn có thể thấy rõ đường viền nhựa "mấp mô" trong tấm ảnh này.

Hai dải nhựa tách sóng ăng ten phía sau lưng Vivo V3Max nhìn thoáng qua thì không có gì khác thường, nhưng khi kiểm tra kĩ hơn thì ta sẽ cảm thấy nó không được liền mạch với phần nhôm cho lắm. Thậm chí, với ai đó kĩ tính thì có thể còn thấy nó quá "lệch" so với mặt lưng.

Màn hình

Cảm nhận ngay trong lần đầu tiên cầm Vivo V3Max của tôi là màn hình... quá đẹp. Độ phân giải FullHD và kích thước 5,5 inch vừa đủ lớn, chi tiết nét căng, trong khi màu sắc thì nổi bật, không bị rực màu mà cũng không hề "nhạt nhẽo". Dùng lâu hơn một chút và đem so sánh với một vài thiết bị khác thì tôi nhận thấy màu sắc có hơi ám hồng, dù khi sử dụng bình thường thì chẳng ai có thể nhận thấy điều này. Về lý thuyết, bất kì màn hình nào hiển thị màu trắng sai lệch sẽ bị đánh giá thấp hơn, nhưng trên thực tế, tấm nền IPS của V3Max lại vẫn tỏ ra vượt trội, nhất là khi hiển thị màu da. Những bức hình "tự sướng" của chị em sẽ trở nên đẹp mắt, da dẻ hồng hào hơn - điều mà các tín đồ selfie khó có thể bỏ qua.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Không phải tốt nhất, nhưng màn hình của V3Max vẫn cực kì ấn tượng trong tầm giá.

Độ sáng, tương phản và góc nhìn màn hình của Vivo V3Max đều rất tốt, thậm chí là không hề thua kém so với các flagship đầu bảng khác. Kể cả dưới cái nắng chói chang của mùa hè, tôi cũng có thể nhìn thấy rõ ràng các nội dung trên màn hình, độ tương phản đủ tốt để không làm hình ảnh, video bị nhợt nhạt, trong khi góc nhìn thì gần như là tuyệt đối từ mọi phía. Đối với tôi, màn hình của V3Max thực sự đã là rất tuyệt vời, không thua gì các dòng máy cao cấp dù mức giá thì lại thấp hơn hẳn.

Hiệu năng

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Nằm trong số ít những smartphone sử dụng con chip Snapdragon 652 lõi tám tốc độ tối đa lên tới 1,8Ghz, đi kèm bộ nhớ RAM 4GB và GPU Adreno 510, hiệu suất hoạt động của V3Max chắc chắn là "không phải dạng vừa". Với các tác vụ hàng ngày, từ nhẹ nhàng như lướt Facebook, Instagram, mở các ứng dụng cho tới chơi game nặng như Asphalt 8, máy đều đáp ứng được một cách vô cùng mượt mà. Điều này là nhờ công của GPU Adreno 510 vốn có hiệu suất xử lý đồ họa vượt trội, trong khi 8 nhân Cortex A72 và A53, kiến trúc big.LITTLE của CPU thì lại giúp máy không bị quá tải nhiệt như Snapdragon 810 hồi năm ngoái mà vẫn giữ được khả năng thao tác nhanh nhạy, mượt mà.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Điểm benchmark AnTuTu và so sánh với Galaxy S6.

Khi chấm điểm bằng phần mềm AnTuTu Benchmark, Vivo V3Max cho số điểm khoảng 73.000, gần bằng Galaxy S6 của Samsung. So sánh kĩ hơn, V3Max vượt trội ở bộ nhớ RAM 4GB và khả năng xử lý UX, trong khi điểm đồ họa 3D thì hơi kém hơn 1 chút. Rõ ràng, với tầm giá 7 triệu đồng, máy vẫn là một ứng cử viên nặng ký về mặt hiệu năng, kể cả khi so với các siêu phẩm của năm ngoái, điển hình là LG V10, Meizu Pro 5, hay thậm chí là cả iPhone 6.

Nhiều dòng chip Snapdragon 6xx và 8xx trước đây đều gặp phải vấn đề về nhiệt độ, nhưng với Snapdragon 652 trên Vivo V3Max thì điều này không hề xảy ra. Dù bạn có chơi game nặng đến đâu thì máy cũng chỉ ấm lên ở phần trên của mặt lưng và một chút ở viền cạnh chứ không hề gây khó chịu hay làm giảm hiệu năng máy. Bên cạnh đó, bộ vỏ bằng kim loại cũng giúp nhiệt tỏa ra từ CPU phân tán nhanh hơn, góp phần tránh "nóng máy cháy bugi".

Pin

Khi mới nhìn qua thông số của máy, bao gồm vi xử lý Snapdragon 652, màn hình 5,5 inch fullHD mà dung lượng pin lại chỉ 3.000mAh, tôi không hề có kì vọng cao về thời lượng sử dụng của Vivo V3Max. Vậy mà sau vài ngày sử dụng, tôi đã rất bất ngờ khi máy có thể "sống sót" gần 20 giờ sử dụng mà không cần đụng đến sạc, còn thời gian sáng màn hình thì lên tới khoảng 6 tiếng, cao hơn hẳn 2 tiếng so với dự đoán của tôi trước đó.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Với nhu cầu thông thường, bạn có thể dùng Vivo V3Max từ sáng tới tối mới phải sạc pin.

Đó là với nhu cầu sử dụng trung bình, bao gồm lướt Facebook, Instagram, Snapchat qua Wifi và 3G (luôn bật) vài giờ, chụp ảnh, chơi game (Nibblers và Asphalt 8) vài chục phút và nghe nhạc bằng tai nghe/loa ngoài xuyên suốt cả ngày. Còn nếu bạn muốn "chiến" game nặng liên tục thì tất nhiên thời lượng pin sẽ giảm đi nhanh hơn. Cụ thể, máy sẽ tụt khoảng 6% pin mỗi 15 phút chơi Asphalt 8 max cấu hình, độ sáng 50% và có bật Wifi, nghĩa là bạn phải mất khoảng 250 phút, tương đương 4 tiếng đồng hồ chơi liên tục thì mới làm máy hết pin được.

Với công nghệ sạc nhanh Dual-Engine, Vivo đã tích hợp sẵn 2 chip quản lý nguồn và 2 mạch điện riêng để tăng tốc độ sạc cho máy, đồng thời bảo vệ tuổi thọ pin và tránh làm tăng nhiệt độ lên quá cao. Theo thông số, máy có thể đạt được 50% pin trong 30 phút sạc đầu tiên, tương đương với công nghệ Quick Charge 3.0 của Qualcomm, và trong thực tế thì con số này gần như là chính xác. Ở điều kiện thông thường, tức là vừa sạc mà vẫn bật wifi và nhiều ứng dụng chạy ngầm thì tốc độ sạc có chậm hơn đôi chút, nhưng để sạc được từ 30% lên 100% thì tôi chỉ cần cắm sạc khoảng 1 tiếng 20 phút là đầy.

Camera

Như tôi đã nhắc tới ở trên, Vivo V3Max là chiếc smartphone được tập trung nhiều vào trải nghiệm âm thanh, và việc camera của máy không thực sự nổi bật điều dễ hiểu. Camera chính của Vivo V3Max có độ phân giải 13MP, khẩu độ f/2.2 và đi kèm đèn flash LED đơn tích hợp sẵn khả năng lấy nét theo pha, nhưng chưa nhanh và chính xác trong điều kiện thiếu sáng.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Ảnh chụp ban ngày của V3Max có xu hướng đo sáng ở mức tối hơn bình thường.

Cụ thể, camera chính của máy cho chất lượng ở mức vừa phải, độ nét không thực sự tốt dù tương phản và màu sắc thì được cân bằng rất tốt trong hầu hết các điều kiện. Khi chụp vào ban ngày, chất ảnh từ V3Max có xu hướng đo sáng hơi tối, độ chỉ tiết vừa phải nhưng lại xuất hiện nhiễu và chi tiết giả (artificial noise) mà khi zoom lớn ảnh lên sẽ thấy rất rõ. Một số trường hợp khác thì ngược lại, ảnh bị can thiệp phần mềm nhiều hơn và kết quả là các chi tiết bị bệt lại trông giống một bức tranh sơn dầu (tương tự như cách xử lý ảnh của Samsung, nhưng ở mức độ thấp hơn, tự nhiên hơn).

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Ảnh cận cảnh có chi tiết tốt nhưng khả năng xóa phông không ấn tượng.

Khi ánh sáng đã giảm đi nhiều thì chất lượng ảnh cũng giảm xuống nhanh chóng. Nhiễu hạt xuất hiện nhiều hơn, kiểm soát kém hơn, các chi tiết bết lại nhiều hơn và có thể bị rung nếu không cầm máy chắc tay.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Phơi sáng 1 giây với ISO 100, ảnh cho ra ít nhiễu hơn nhưng cần phải có tripod để chống rung.

Chế độ Pro được Vivo tích hợp sẵn (cùng với 8 chế độ chụp khác) trong menu chụp ảnh, cho phép người dùng chỉnh tay các thông số như EV, ISO, tốc độ màn trập, cân bằng trắng và lấy nét. Giao diện tùy chỉnh cũng được làm dễ nhìn và đẹp mắt, giúp người dùng làm quen nhanh chóng hơn.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Khẩu độ f/2.2 không hiệu quả cho lắm để tạo bokeh.

Về phần camera trước, ở điều kiện đủ sáng thì thực sự chẳng có gì để chê với nước ảnh trong veo, tươi sáng , làm mịn da tốt mà không hề "ảo", nhưng khi đêm xuống thì vấn đề giống như trên camera chính lại xảy ra: nhiễu hạt, thiếu chi tiết và màu sắc bắt đầu sai lệch nhiều hơn. Tuy nhiên, khi tôi thử với các phần mềm bên thứ 3 như Camera360 hay MakeupPlus thì ảnh lại đẹp hơn hẳn, không còn nhiều nhiễu và sai màu như trước nữa.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Ảnh HDR mang xu hướng tự nhiên nhưng phục hồi chi tiết vùng chênh sáng không hiệu quả.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Tính năng chạm để đo sáng sẽ là "vị cứu tinh" cho những bức ảnh chụp đêm như thế này.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Chế độ HDR phát huy hiệu quả tốt khi chụp thiếu sáng.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Ảnh "tự sướng" đủ sáng hoàn hảo, không có gì để chê.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Nhưng khi ánh sáng không đủ thì cũng không còn đẹp nữa.

Nghe nhạc

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Như chúng tôi đã nhắc tới trong bài đánh giá âm thanh Vivo V3Max, khả năng phát nhạc của máy thực sự rất ấn tượng nếu xem xét trên phương diện một chiếc smartphone tầm trung. V3Max được trang bị con chip DAC AKM AK4375 có khả năng giải mã nhạc 32 bit/192 kHz qua đường I2S tiêu chuẩn và được tích hợp sẵn SRC chất lượng cao, hoàn toàn đủ khả năng để phục vụ nhu cầu nghe nhạc Hi-Res của người dùng. Con chip này vừa cho chất lượng âm thanh tốt vượt trội so với hầu hết các mẫu điện thoại khác mà lại tiêu thụ ít năng lượng, rất phù hợp với nhu cầu nghe nhạc di động hiện nay của người dùng.

Xem đánh giá âm thanh Vivo V3Max.

Các tính năng khác

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Cảm biến vân tay là điều tối muốn nhắc tới trước, bởi nó có chất lượng rất tốt về cả tốc độ nhận diện và độ chính xác. Bạn có thể chạm và giữ ngón tay trên cảm biến khoảng 0.25 giây thôi là máy sẽ mở khóa ngay mà không cần bật màn hình, trong khi độ chính xác thì gần như là tuyệt đối (nếu bạn đã nhập vân tay một cách kĩ càng từ trước). Điểm trừ nho nhỏ mà cá nhân tôi không thấy thích lắm là vị trí đặt cảm biến vân tay, bởi nó chỉ tiện dụng khi ta rút máy khỏi túi quần hoặc đang cầm trên tay, còn khi đặt máy trên bàn thì không thể nào sử dụng được. Tất nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của từng người nên tôi không cho rằng đây là một điểm trừ.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Menu cài đặt có rất nhiều tùy chỉnh thông minh.

Nền tảng Funtouch OS cũng rất đáng nhắc tới, bởi nó không chỉ thay đổi giao diện mạnh mẽ mà còn mang tới rất nhiều tính năng mà Android gốc không hề có, ví dụ như bảng Control Center hay thông báo bằng flash mang hơi hướng iOS, các tính năng cử chỉ thông minh, thu nhỏ màn hình, phím tắt âm lượng... Ngoài ra, dù có nhiều tính năng như vậy nhưng hiệu suất hoạt động của máy cũng rất ít bị ảnh hưởng. Trong khoảng thời gian sử dụng, tôi chỉ thấy máy bị giật lag vài lần mà không rõ nguyên do, nhưng chỉ sau vài phút hoặc khóa màn hình rồi bật lại là vấn đề đã biến mất.

Đánh giá Vivo V3Max: Chưa hoàn hảo, nhưng khó chê

Giao diện chính của FuntouchOS cho cảm giác nhẹ nhàng, mượt mà và tiện dụng.

Kết

Trong tầm giá 7 triệu đồng hiện tại, có thể nói Vivo V3Max là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất với hầu hết các yếu tố quan trọng đều được chăm chút kĩ càng, từ màn hình, hiệu năng, giao diện cho tới khả năng phát nhạc. Bên cạnh đó, máy vẫn có một số vấn đề nhỏ nhặt về độ hoàn thiện và camera, nhưng dù sao thì chúng cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sử dụng. Đối với cá nhân tôi, sau gần 2 tuần sử dụng thì chắc chắn Vivo V3Max sẽ nằm trong top 10 chiếc smartphone Android đáng sử dụng nhất trong tầm giá từ 6 đến 9 triệu đồng.

Cùng chủ đề

Bình luận