[Stereo Wiki] Lưu trữ nhạc: chọn ALAC hay FLAC

[Stereo Wiki] Lưu trữ nhạc: chọn ALAC hay FLAC
ALAC và FLAC là 2 định dạng nhạc lossless phổ biến nhất hiện nay, nhưng sử dụng định dạng nhạc nào phù hợp thì vẫn khiến nhiều người bối rối.
[Stereo Wiki] Lưu trữ nhạc: chọn ALAC hay FLAC
Thực chất, ALAC và FLAC rất giống nhau ngay từ cái tên. FLAC là viết tắt của cụm từ Free Lossless Audio Codec (mà chúng tôi đã có bài giới thiệu riêng ở đây) sử dụng đuôi *.flac. Trong khi đó, ALAC thì là (Apple Lossless Audio Codec) và được sử dụng đuôi *.m4a giống như nhạc nén AAC. Sự khác biệt chính của FLAC và ALAC chính là xuất xứ. Trong khi FLAC được giới thiệu dưới dạng mã nguồn mở miễn phí, thì ALAC do Apple tạo ra cho các thiết bị của họ (và sau này cũng trở thành mã nguồn mở). Do vậy, FLAC trở nên phổ biến hơn, và thực ra được hầu hết các thiết bị chơi nhạc ngày nay hỗ trợ. ALAC được Apple và một số nhà cung cấp nhạc trực tuyến ưu tiên hơn bởi có sẵn DRM (Digital Rights Management) nhằm hạn chế vi phạm bản quyền. Và nếu sử dụng iPhone, iPad hay iPod thì mặc định chỉ hỗ trợ ALAC tối đa ở chuẩn 16bit/44.1kHz thay vì FLAC. Thực tế, dung lượng của các bản nhạc cùng thông số (về sample rate, bit depth và kênh âm thanh) thì ALAC có dung lượng lớn hơn một chút với định dạng FLAC. Cả 2 định dạng nhạc này cùng hỗ trợ tối đa 32-bit (bit depth) 384kHz (sample rate) và 8 kênh âm thanh trong một bản nhạc. Bên cạnh đó, ALAC không hỗ trợ tính năng “integrated error checking” giống như FLAC. Hiểu một cách đơn giản, nếu ổ cứng hoặc thẻ nhớ bị lỗi, khiến bản nhạc bị mất một phần, thì khi lưu ở FLAC giúp người dùng vẫn sử dụng được phần còn lại, trong khi đó với ALAC thì sẽ mất sạch. Giới audiophile từ lâu đã công nhận các định dạng lossless có chất lượng tương đương nhau (, nên việc lưu trữ định dạng nào hầu hết là do người dùng đang sử dụng thiết bị nào. Nếu sử dụng nhiều loại thiết bị thì nên ưu tiên FLAC, còn nếu sử dụng nhiều thiết bị của Apple thì nên ưu tiên ALAC.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận