Đánh giá tai nghe Marshall Major II: bây giờ mới xứng đáng kỳ vọng

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Major II được cải tiến đáng kể về độ bền và linh hoạt trong thiết kế, và chất âm mạnh mẽ hướng tới các dòng nhạc như rock, country…


ƯU ĐIỂM

Thiết kế cá tính, linh hoạt
Gọn gàng, nhẹ nhàng


NHƯỢC ĐIỂM

Chưa tạo được cảm giác vững chãi, cao cấp
Âm thanh chưa phải tốt nhất trong phân khúc
Phụ kiện nghèo nàn


ĐIỂM

8/10 điểm

Khi chiếc Major đời đầu ra mắt, tôi là một trong số những người nhanh chóng bị thu hút bởi thiết kế của nó. Một vẻ đẹp cổ điển và đầy hứa hẹn về chất âm khi đến từ một hãng giàu truyền thống như Marshall. Nhưng nói một cách đúng đắn thì Major I khó có thể nổi bật ở phân khúc 2-3 triệu đồng, khi mà nhiều người mua tai nghe quan tâm nhiều đến chất lượng, thay vì chỉ cái mã. Còn Major II là một câu chuyện hoàn toàn rất khác dù hình thức không thay đổi quá nhiều như chúng tôi đã nói trước đây.

Đánh giá tai nghe Marshall Major II: bây giờ mới xứng đáng kỳ vọng
  Khi tìm hiểu về chiếc Major II, chúng tôi mới tình cờ phát hiện rằng Marshall giờ đây đã thuộc về Zound Industries, một tập đoàn âm thanh với tôn chỉ chú trọng cả về thời trang và chất lượng nghe. Một thương hiệu khá quen thuộc với người Việt là Urbanears (xuất hiện khá nhiều trong các khuyến mãi của Nokia vài năm trước). Và chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự tương đồng giữa các thương hiệu này, đặc biệt ở thiết kế khung gọng và chất liệu. Marshall thì hướng tới phong cách cổ điển, trong khi các tai nghe Urbanears thì siêu bền, thậm chí có thể vệ sinh bằng máy giặt.
Đánh giá tai nghe Marshall Major II: bây giờ mới xứng đáng kỳ vọng
Quay trở lại Major II, với việc sử dụng chất liệu giả da và nhiều nhựa trên thân sản phẩm thì Marshall không tạo được cảm giác cao cấp. Thay vào đó, chúng ta thấy được đây là một chiếc tai nghe được chế tạo từ những bàn tay dày dặn kinh nghiệm. Điểm đầu tiên mà tôi chú ý với Major II là trọng lượng rất nhẹ của nó, chỉ khoảng 200gram. Khi đeo trên đầu thì áp lực từ khung gọng mới là thứ gây cảm giác rằng tôi đang đeo tai nghe chứ không phải là trọng lượng. Nói như vậy, song áp lực ở mức vừa phải chứ không gây khó chịu cho tôi, đủ để đảm bảo chiếc tai nghe on-ear này không rơi xuống khi chạy nhảy. Khả năng cách âm của Major II ở mức trung bình, không ấn tượng. Phần đệm tai khá nhỏ, thường không đủ để che hết tai người nghe. Nên tôi không nghĩ đây là tai nghe lý tưởng để nghe ở chỗ ồn ào. Tuy nhiên, micro đi kèm dây tín hiệu lại khá nhạy, và nút điều khiển cũng dễ bấm. Ban đầu, tôi cho rằng bộ điều khiển 1 nút này chỉ có thể dừng nhạc/nhận cuộc gọi đến, song kỳ thực nếu bấm 2-3 lần thì nó cũng có thể chuyển bài hát trước/sau. Tuy nhiên, cách làm này dường như khá phức tạp. Không chỉ có khả năng gập gọn phần khung gọng để cất khi không sử dụng, kích thước phần đệm tai nhỏ cũng khiến Major II khá thoải mái, gọn gàng như đeo trên cổ như một món đồ trang sức. Tôi không khuyến khích việc này, song kỳ vực việc đeo tai nghe trên cổ như vậy khá tiện khi đang nghe nhạc mà có việc phải chạy ra ngoài một lát, hạn chế quăng quật tai nghe hơn.

Đánh giá tai nghe Marshall Major II: bây giờ mới xứng đáng kỳ vọng

Trên vỏ hộp in rõ cả cách tinh chỉnh (tune âm) của chiếc Major II

Cho đến thời điểm gần đây, thương hiệu Anh Quốc đã giới thiệu dòng tai nghe dành cho dân chuyên nghiệp mang tên Marshall Monitor. Và như vậy, dòng Major sẽ hướng tới người dùng phổ thông với mức giá chỉ hơn một nửa. Điều này có lẽ lý giải được những chi tiết mà Marshall cố tình làm chưa thực sự tới, nhưng phần chất âm cũng thể hiện rõ ràng việc hướng tới gu nghe phổ thông. Major II không đặt nặng về nguồn phát. Với trở kháng 64Ohm và độ nhạy 99dB, nó có thể chơi tốt với smartphone hay laptop thông thường. Và theo nhà sản xuất thì dản tần đáp ứng ở mức 10-20.000kHz, tức là dải bass được ưu tiên khá nhiều.

Đánh giá tai nghe Marshall Major II: bây giờ mới xứng đáng kỳ vọng
Quả thật, Major II vẫn giữ chất âm tổng thể thiên về hướng ấm áp, dải bass được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bass không thực sự sâu và chắc, nên có lẽ chưa phải phong cách lý tưởng dành cho các dòng nhạc như EDM, dance... Song khi bật âm lượng cao về nó bộc lộ rõ hơn về khả năng kiểm soát chưa tốt, bass và mid trở nên lồ lộ, chen lấn nhau, trong khi treble lại hơi hiền. Điểm mạnh của sản phẩm đến từ Marshall là tái tạo được năng lượng rất tốt, mọi thứ hiện lên rõ ràng, không có phần nào bị chìm quá đáng và tốc độ khá ở âm lượng vừa phải. Nói về độ chi tiết, không khó để nhận ra rằng Marshall đã cải thiện khá nhiều, song vẫn chỉ ở mức trung bình khá. Các bản nhạc với chất lượng thu âm trung bình – kém không bị phô. Và như vậy thì đây là sản phẩm khá phù hợp với các bạn thường nghe nhạc phổ thông từ Zing Mp3, Youtube... ít khi có thói quen sưu tầm nhạc lossless chất lượng cao.

Cùng chủ đề

Bình luận